Sinh mổ lần 2 và những điều quan trọng liên quan mẹ bầu nên biết

Sinh mổ lần 2 do mẹ bầu chọn lựa hay do bác sỹ chỉ định đều ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Vậy, sinh mổ ở lần mang thai thứ hai khi nào là cần thiết và có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của mẹ hay không? - Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

banner ads

Sinh mổ lần 2
Sinh mổ lần 2 là tình trạng ngày càng phổ biến. Ảnh Internet

1. Khi nào thì việc sinh mổ ở lần mang thai thứ hai được khuyến cáo?

Nếu thai kỳ thứ hai của bạn thuộc một trong những tình trạng sau, thì bạn sẽ được chỉ định sinh mổ, vì sinh thường lúc này không được khuyến khích:

  • Bạn có nhau thai bám thấp
  • Bạn đã được mổ dọc tử cung ở lần sinh mổ trước
  • Bạn đã bị vỡ tử cung ở lần chuyển dạ trước
Chuẩn bị sinh
Sinh mổ ở lần mang thai thứ 2 là do chỉ định ở một số trường hợp bắt buộc. Ảnh Internet

Ngoài ra, có một số tình huống ở thai kỳ thứ hai mà bác sỹ sản khoa cũng có thể khuyên bạn sinh mổ, vì việc này sẽ an toàn hơn so với sinh thường. Mặc dù điều này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Chúng bao gồm:

  • Em bé của bạn đang ở tư thế ngôi mông hoặc bạn bị tiền sản giật.
  • Trong lần sinh mổ trước, bạn đã phải phẫu thuật hình chữ T, chữ J hoặc mổ dọc tử cung, hoặc vết mổ được kéo dài đáng kể trong quá trình phẫu thuật.
  • Bạn đã từng phẫu thuật tử cung trước đó.
  • Bạn được đề nghị kết thúc chuyển dạ sinh thường vì có thể quá trình chuyển dạ của bạn diễn ra quá lâu hoặc bạn quá kiệt sức.
  • Bạn đã sinh mổ 2 lần trở lên.
Sinh lần 3
Nếu bạn đã sinh mổ lần 2, mang thai lần kế tiếp cũng có thể được khuyên sinh mổ. Ảnh Internet
  • Bạn mang thai đôi hoặc đa thai.
  • Bạn ở độ tuổi 40 hoặc hơn.

Đối với mỗi trường hợp trên, bạn vẫn có thể sinh thường nhưng rủi ro và khả năng xảy ra biến chứng sẽ cao hơn, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Nếu bạn vẫn quyết định chọn sinh thường, hãy trao đổi với bác sỹ và đảm bảo bạn được giải thích đầy đủ về những nguy cơ có thể xảy ra.

2. Những lợi ích của việc lựa chọn sinh mổ lần 2

Tùy vào hoàn cảnh cụ thể và lý do bạn lựa chọn sinh mổ lần 2, bạn có thể thấy được những lợi ích nhất định của nó, bao gồm:

  • Bạn sẽ yên tâm hơn vì biết được cuộc sinh nở sẽ an toàn hơn cho cả bạn và em bé.
Bà bầu yên tâm hơn khi sinh mổ lần 2
Sinh mổ lần 2 có thể khiến bạn yên tâm hơn. Ảnh Internet
  • Khi sinh con với quyết định dùng phương pháp mổ, bạn biết được chính xác ngày giờ sinh của mình. Mặc dù vẫn có khả năng ca sinh của bạn sẽ bị dời lại vì một trường hợp khẩn cấp nào đó cùng ngày. Nhưng, việc xác định được thời gian sẽ giúp bạn chuẩn bị cho việc sinh nở và chăm sóc những trẻ khác một cách dễ dàng hơn.
  • Bạn và chồng có thể sắp xếp thời gian nghỉ sinh một cách thuận lợi hơn.
  • Bạn đã quen với thủ tục và việc chăm sóc mẹ sau sinh lẫn em bé do bạn đã có kinh nghiệm từ lần sinh mổ trước, do vậy sẽ kiểm soát mọi thứ tốt hơn cũng như bớt lo lắng hơn.
  • Bạn có thể hạn chế nguy cơ vỡ tử cung (mặc dù tai biến này không phổ biến lắm nếu bạn sinh thường trước đó)
  • Bạn sẽ tránh được các cơn đau chuyển dạ cũng như các vết rách ở âm đạo và đáy chậu. Mặc dù bạn sẽ phải chịu đau vì vết mổ sau khi sinh.
Em bé mới sinh
Lần mổ sau bạn kiểm soát mọi thứ tốt hơn nhờ đã có kinh nghiệm từ lần mổ trước. Ảnh Internet

Sinh mổ lần 2 cũng giúp bạn giảm nguy cơ:

  • Bị suy yếu cơ sàn chậu gây rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc cười
  • Bị đau do vết khâu tầng sinh môn
  • Bị chảy máu nhiều sau sinh

Ngoài ra sỉnh mổ cũng giúp bạn hạn chế bị sa tử cung sau sinh. Tuy nhiên, việc mang thai và các yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng sa tử cung cũng như suy yếu sàn cơ sàn chậu. Vì vậy việc thực hiện các bài tập cho vùng cơ sàn chậu khi mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết.

3. Những bất lợi khi bạn sinh mổ lần 2

Sinh mổ lần 2 cũng có những bất lợi
Sinh mổ lần 2 cũng có những bất lợi nhất định cho bạn. Ảnh Internet

Bên cạnh những lợi ích, cũng có khá nhiều bất lợi nếu bạn sinh mổ lần 2, đó là:

  • Sự kết dính của các dải mô sẹo : Trong quá trình bạn lành vết thương, các dải mô sẹo có thể khiến các cơ quan vung chậu của bạn dính vào nhau hoặc dính vào thành bụng của bạn gây đau đớn. Tình trạng này làm tăng thêm khả năng sinh mổ ở những lần mang thai tiếp theo của bạn.
  • Mô sẹo dày hơn sau mỗi lần sinh mổ : Tình trạng này khiến cuộc phẫu thuật lấy thai ở lần thứ hai và những lần sau mất nhiều thời gian hơn.
  • Tăng nguy cơ vỡ tử cung : Nhau thai có thể phát triển tại vị trí vết cắt của lần mổ trước làm tăng nguy cơ vỡ tử cung.
  • Em bé có thể bị cắt phải : Do tử cung đã có sẹo từ lần mổ trước, ở lần sinh mổ thứ hai, em bé của bạn có thể bị cắt phải trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, các vết cắt này thường nhẹ và rất mau lành.
  • Tăng nguy cơ nhau tiền đạo : Là tình trạng nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung
  • Tăng nguy cơ nhau cài răng lược : Là tình trạng nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung gây mất máu nghiêm trọng trong thai kỳ và sau sinh, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Tăng khả năng em bé gặp vấn đề về hô hấp sau sinh.
Vết sẹo mổ
Mô sẹo sẽ dày hơn sau mỗi lần sinh mổ. Ảnh Internet

4. Điều gì xảy ra nếu bạn chuyển dạ trước thời điểm sinh mổ

Nếu bạn đã được lên lịch mổ sinh trước ngày dự sinh, và chuyển dạ trước thời điểm sinh mổ thì cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức vì bạn có thể phải sinh mổ khẩn cấp, đặc biệt nếu bạn gặp biến chứng sản khoa.

Nếu bạn chuyển dạ quá nhanh trước 37 tuần thai thì bạn có thể được khuyên sinh thường. Tuy nhiên, bác sỹ sản khoa sẽ trao đổi cụ thể với bạn để đưa ra phương án đảm bảo an toàn nhất cho bạn và em bé.

Sinh mổ khẩn cấp
Nếu bạn chuyển dạ trước thời điểm của lịch sinh mổ, bạn có thể phải sinh mổ khẩn cấp. Ảnh Internet

5. Tôi có thể được triệt sản khi sinh mổ theo kế hoạch ở lần mang thai thứ hai hoặc những lần sau không

Bạn sẽ muốn suy nghĩ thật cẩn thận trước khi quyết định triệt sản. Đó là một quyết định quan trọng liên quan đến việc sinh con , vì vậy hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Quyết định triệt sản phải được đưa ra độc lập với kế hoạch sinh mổ của bạn chứ không phải ngay trước cuộc phẫu thuật.

Tốt nhất, bạn nên đợi một thời gian sau khi sinh mới nên thực hiện thủ tục này, vì nó có khả năng thành công cao hơn. Đồng thời bạn sẽ chắc chắn được đó là điều mình muốn.

Phẫu thuật triệt sản
Quyết định triệt sản không nên đưa ra cùng với kế hoạch sinh mổ. Ảnh Internet

Bạn có thể thấy sinh mổ lần 2 bao gồm rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan. Dù bạn chủ động lựa chọn hay được bác sỹ chỉ định hình thức sinh này, thì bạn cũng nên tìm hiểu cũng như trao đổi kỹ với bác sỹ sản khoa kỹ lưỡng, để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sinh nở của mình, bạn nhé.

Theo Baby Centre

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI