Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Đây chắc chắn là nỗi lo chung của hầu hết thai phụ, nhất là những chị em có khả năng cao hoặc bắt đầu có dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê bệnh tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng tăng nhanh từ năm 2001-2004, tỉ lệ thai phụ mắc bệnh là 3%-4%. Tuy nhiên, đến năm 2012, tỉ lệ này đã tăng lên mức 20%. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì, nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không, cách xử lý ra sao? Mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

banner ads
đo lượng đường trong máu
Đo lượng đường trong máu là cách nhanh nhất để phát hiện bệnh - Ảnh internet

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là triệu chứng rối loại lượng đường trong máu chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và bệnh có thể sẽ khỏi sau khi sinh. 

Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người bình thường, tiểu đường thai kỳ có lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao, do khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị ức chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Đa số thai phụ khi mắc bệnh tiểu đường thường sẽ ít biểu hiện ra bên ngoài, chủ yếu được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ. Chỉ có một vài người nhận thấy qua việc đi tiểu nhiều, khát nước thường xuyên. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhu cầu thèm ăn, hút thuốc, huyết áp cao, lười vận động…

thai phụ ăn quá nhiều đồ ngọt
Thai phụ ăn quá nhiều đồ ngọt dễ bị tiểu đường thai kỳ - Ảnh Internet

Tiểu đường thai kỳ được làm hai loại: bị tiểu đường trước khi mang thai và sau khi mang thai mới bị tiểu đường.

Thai phụ được cho là mắc bệnh tiểu đường nếu:

  • Lượng đường huyết đo được khi đang đói trên mức 95 mg glucose/100ml máu.
  • Lượng đường huyết đo được sau khi ăn khoảng 1 giờ trên mức 180 mg glucose/100ml máu.
  • Lượng đường huyết đo được sau khi ăn từ 2 – 4 giờ trên mức 140 mg glucose/100ml máu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở:

  • Phụ nữ có độ tuổi trên 30.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
béo phì
Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường - Ảnh Internet
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Thai phụ bị tăng cân quá mức (trên 2kg/tháng), béo phì (BMI trên 25) cả trước và sau khi mang thai.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

2. Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm như thế nào?

Thai phụ bị tiểu đường tuy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm trước lúc sắp sinh và trong quá trình sinh. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bé. Cụ thể như sau:

2.1 Đối với sức khỏe của mẹ bầu

Tỉ lệ mẹ bị tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường. Khi mẹ bị tiểu đường khiến thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ như: gãy xương đòn, trật khớp…Thai to hơn nên khả năng mẹ bị sinh mổ sẽ cao hơn là sinh thường, có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

băng huyết sau khi sinh
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh là khá cao - Ảnh Internet

Mẹ có thể xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu muộn (trên 32 tuần), đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ còn khiến cho bà bầu dễ bị rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết...

2.2 Đối với sức khỏe của thai nhi

  • Khi mang thai do thai phụ không kiểm soát được lượng đường trong máu làm thai nhi hấp thụ nhiều dẫn đến thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ, dễ xảy ra tình trạng béo phì sau này.
  • Tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, tiểu đường về sau và thiểu năng thí tuệ.
  • Khả năng thai nhi bị dị dạng là khá cao.
trẻ bị dị dạng
Mẹ bị tiểu đường sẽ khiến cho thai nhi bị dị dạng - Ảnh Internet
  • Trẻ bị suy hô hấp cấp do insulin tăng cao làm kháng corticoids, dẫn đến giảm chế tiết surfactans, giảm sự trưởng thành của phổi.
  • Tỷ lệ tử vong chu sinh (tử vong trước, trong và sau khi sinh 7 ngày) cao hơn so với bình thường từ 2 – 5 lần.
  • Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.

Lời khuyên cho mẹ: thai phụ nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết bằng cách uống 75g glucose bắt đầu từ tuần 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ và không nên thực hiện muộn hơn tuần thứ 28. Về chế độ dinh dưỡng, mẹ nên ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi… cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần hạn chế ăn đường, tinh bột, chất béo. Đặc biệt không nên uống nhiều nước mía vì có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội...hợp lý sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh và hạn chế các bệnh thai kỳ hiệu quả.

tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu - Ảnh Internet

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không - như chúng ta đã thấy câu trả lời khá rõ ràng. Tiểu đường thai kỳ có nguy cơ duy trì sau giai đoạn thai nghén và trở thành tiểu đường type 2 sau khi mẹ sinh xong. Do đó, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn uống và vận động thể dục hợp lý cả trong và sau khi sinh. Yeutre.vn chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bùi Phường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI