Ốm nghén tuần thứ 5 sẽ có triệu chứng gì và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Ốm nghén tuần thứ 5 trong thai kỳ, cơ thể các mẹ bầu có thể sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Theo đó, có thể sẽ xuất hiện triệu chứng ốm nghén với các hiện tượng như buồn nôn, mệt mỏi,... Vậy các mẹ cần lưu ý những điều gì trong thời gian này. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn sau đây nhé.

banner ads

1. Ốm nghén tuần thứ 5 do đâu?

Ốm nghén tuần thứ 5 tức là khi phôi thai đang làm tổ và phát triển mạnh mẽ trong tử cung, đồng nghĩa với việc hormone Estrogen và các hormone khác sẽ bắt đầu thay đổi. Và kết quả là, có khoảng hơn 80% thai phụ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt,...

do các hormone thay đổi nên các mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén
Do các hormone thay đổi nên các mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như mệt mỏi, buồn nôn,... Ảnh: Internet.

Ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 5 và thường sẽ kết thúc vào tuần thứ 14. Tuy nhiên vẫn có khoảng 20% mẹ bầu có tình trạng thai nghén kéo dài hơn, có thể đến hết giai đoạn mang thai.

2. Những triệu chứng mẹ bầu thường gặp vào tuần ốm nghén thứ 5

2.1. Nôn và buồn nôn

Khi ốm nghén tuần thứ 5, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn đó là do có sự thay đổi nội tiết tố của tuyến sinh dục. Cơ thể của thai phụ khi đó sẽ tiết ra một lượng lớn hormone progesterone làm các cơ của hệ tiêu hóa bị giãn và làm cho thức ăn ở dạ dày dễ bị đẩy lên và gây ra cảm giác buồn nôn. Đồng thời, nồng độ estrogen tăng cao làm khứu giác trở nên nhạy cảm với các mùi vị, đặc biệt khi ngửi được mùi vị của các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản,... chỉ cần thoáng qua các mẹ đã thấy khó chịu và buồn nôn. Cơn buồn nôn có thể sẽ xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và kéo dài nhiều lần nhưng thường sẽ không nôn được, dạ dày vẫn giữ lại thức ăn và chất lỏng.

2.2. Khó chịu, mệt mỏi

Tình trạng khó chịu, mệt mỏi xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn khi mang thai . Các mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy kiệt sức, thiếu sức sống... Và khi ốm nghén tuần thứ 5 cũng vậy, do ở tuần này cơ thể các mẹ đã có nhiều thay đổi như máu sẽ được sản xuất nhiều hơn, các chỉ số như lượng đường trong máu, huyết áp giảm thấp hơn so với mức bình thường. Và đặc biệt là sự tăng cao một cách đột ngột của các hormone chorionic gonadotropin ( hCG ), progesterone và estrogen, khiến cơ thể mẹ bầu không thích ứng kịp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mẹ dễ buồn ngủ và ngủ nhiều hơn bình thường.

mẹ bầu sẽ mệt mỏi
Các mẹ bầu sẽ thường mệt mỏi và luôn cảm thấy buồn ngủ khi ốm nghén tuần thứ 5. Ảnh: Internet.

2.3. Các hiện tượng khác

Ngoài ra, do tình trạng buồn nôn nhiều lần nhưng không nôn được và sự nhạy cảm về mùi vị khiến cho phần lớn mẹ bầu cảm thấy không ngon miệng, chán ăn. Dẫn đến việc không ăn uống đầy đủ sẽ khiến cơ thể các mẹ bị mất sức, sút cân và trầm trọng hơn là tụt huyết áp do thiếu chất dinh dưỡng. Và nếu như do nôn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể của mẹ bị mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại cho thai nhi.

3. Những lưu ý dành cho các mẹ bầu khi ốm nghén tuần thứ 5

Ở tuần thứ 5 bị ốm nghén , các mẹ nên có những thay đổi về lối sống và cải thiện lại chế độ ăn uống hợp lý để có một cơ thể thật khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý dành cho các mẹ bầu.

  • Nên sử dụng gừng trong suốt giai đoạn bị ốm nghén với liều lượng hợp lý. Vì gừng chứa nhiều hợp chất thực vật có thể giảm bớt một số triệu chứng khó chịu khi ốm nghén. Các mẹ có thể thêm gừng vào các bữa ăn hoặc uống trà gừng làm từ gừng tươi hoặc khô và dùng kẹo gừng chế biến từ gừng thật.
  • Chanh cũng là một loại quả hữu ích để ngăn cơn buồn nôn của mẹ bầu. Ngửi mùi thơm của chanh và vỏ hoặc một ít nước chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn.
  • Nếu mẹ cảm thấy buồn nôn khi vừa thức dậy, mẹ nên dậy từ từ và nếu có thể hãy ăn một ít bánh mì khô và bánh quy trước khi dậy. Việc ăn một bữa nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp mẹ tránh được tình trạng buồn vào sáng hôm sau.
bánh mì và bánh quy
Bánh mì và bánh quy có thể giúp các mẹ giảm cơn buồn nôn vào buổi sáng. Ảnh: Internet.
  • Ăn một ít thay vì ăn no, các mẹ nên chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ trong ngày với nhiều carbohydrate có trong bánh mì, mỳ ống, cơm... và thêm các loại hạt vào thực đơn. Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo như các món chiên vì phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa và nên hạn chế các món cay, chua, nhiều gia vị bởi chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Hạn chế tối đa các đồ uống chứa cafein, thức ăn nhiều đường, thức ăn nặng mùi, nhóm trái cây nhà cam quýt. Các mẹ có thể tham khảo chế độ ăn BRAT.
  • Không để dạ dày trống rỗng, các mẹ nên có các bữa ăn và ăn nhẹ thường xuyên trong ngày. Nếu có thể, mẹ bầu nên luôn mang theo đồ ăn vặt bên mình và ăn ngay khi đói. Vì khi bụng quá đói có thể khiến cơn buồn nôn trở nên tồi tệ hơn. Các mẹ hãy ngồi thẳng lưng khi ăn và nghỉ ngơi ngay sau bữa ăn.
mẹ nên tập thể dục nhiều hơn
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian cho các bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng. Ảnh: Internet.
  • Khi ốm nghén tuần thứ 5, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và có chế độ tập luyện thể dục hợp lý tránh việc cơ thể bị mệt mỏi. Vì mệt mỏi kéo dài có thể làm tình trạng buồn nôn của các mẹ trở nên tồi tệ hơn và cơ thể cũng sẽ kiệt sức. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Sau khi nôn, các mẹ sẽ bị mất nước vì vậy uống nước đầy đủ là việc không thể thiếu trong tuần ốm nghén thứ 5. Mẹ bầu sẽ cần khoảng 2.5 cho đến 3l nước mỗi ngày, nên uống nước thường xuyên thay vì đợi khát và uống từng ngụm nhỏ. Hãy uống nước sạch dù ở đâu, nước sạch có thể là nước đun sôi không để quá 2 ngày hoặc là nước đã xử lý qua thiết bị lọc.

Tuy ốm nghén tuần thứ 5 chưa phải là tuần ốm nghén nặng nhất nhưng các mẹ bầu vẫn nên có nhiều sự quan tâm đến cơ thể và chú ý đến triệu chứng ốm nghén. Nếu cơn ốm nghén ngày càng nghiêm trọng các mẹ cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nguyễn Ngọc Yến Vy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI