Những kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ nhất định phải biết

Làm sao để có một thai kỳ suôn sẻ nhất? Chắc chắn không thể thiếu danh sách những điều cần biết khi mang thai cần nắm vững, Yêu Trẻ giúp mẹ " nằm lòng " những kinh nghiệm mang thai lần đầu sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

banner ads

Xen lẫn với cảm giác hạnh phúc, vui sướng, mẹ mang thai lần đầu cũng sẽ gặp phải những bối rối về thay đổi của cơ thể. Hơn nữa, do chưa có kinh nghiệm, mẹ bầu cũng có phần hơi “lơ là” việc chăm sóc bản thân và bé cưng trong bụng. Để tránh những rủi ro mẹ cần theo dõi kỹ những vấn đề sau:

1. Dấu hiệu khẳng định bạn mang thai

Nhiều dấu hiệu cảnh báo giả có thể gây hiểu lầm về việc bạn đã mai thai hay chưa. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, hiểu đúng, bạn vẫn có thể nắm bắt được vài tín hiệu chắc chắn về việc thai nhi đã hình thành.

dau hieu mang thai
Sử dụng que thử phổ biến đẻ chắc chắn rằng mẹ đã mang thai

Một trong những phương pháp chắc chắn là thử nước tiểu tại nhà bằng dụng cụ que thử thai được bán rất nhiều ở hiệu thuốc. Bên cạnh đó, ở lần mang thai đầu tiên, một số thay đổi dễ nhận thấy ám chỉ việc có thai như buồn nôn, đau lưng, cảm xúc dễ thay đổi, ngực căng, tức, thèm một số loại đồ ăn nhất định, tất nhiên là chậm kinh.

2. Ăn uống trong lần đầu mang thai không phải chuyện nhỏ!

Việc ăn uống trong thai kỳ cần được mẹ bầu đặc biệt lưu tâm, bởi chỉ một chút bất cẩn thôi, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là rất cao. Mẹ bầu đừng nghĩ rằng, chế độ dinh dưỡng mang thai phong phú, đa dạng nghĩa là ăn gì cũng được, ăn càng nhiều càng tốt, hầu như đây là những suy nghĩ chung của mẹ bầu lần đầu mang thai. Có một số món tuy bổ dưỡng, nhưng lại hoàn toàn cấm kỵ với phụ nữ mang thai. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo trước danh sách những món cần kiêng trong thời gian bầu bí để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn con.

3. Những buổi khám thai quan trọng

Từ lúc bắt đầu mang thai đến khi bé cưng chào đời, trung bình mỗi tháng mẹ bầu sẽ có lịch gặp bác sĩ ít nhất 1 lần. Các buổi khám thai định kỳ là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của thai nhi cũng như biết rõ về tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Đặc biệt, 3 buổi khám thai quan trọng sau đây, dù bận đến mấy mẹ cũng không được bỏ lỡ nhé!

nhung buoi kham thai quan trong
Lần đầu mang thai, mẹ bầu không nên bỏ lỡ những buổi khám thai quan trọng nhé.
    • Khám thai trong giai đoạn tuần thai 11-14: Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy trong thời điểm này. Đo độ mờ da gáy là xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện nguy cơ xuất hiện những bất thường nhiễm sắc thể.
    • Buổi khám thai từ tuần 21-24: Xét nghiệm trong giai đoạn này sẽ giúp phát hiện những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, vấn đề nội tạng bất thường.
    • Giai đoạn tuần 30-32: Buổi khám thai trong giai đoạn này sẽ phát hiện những bất thường ở động mạch, tim và não của thai nhi.

    4. Tiêm vắc-xin khi mang thai lần đầu

    tiem vac xin khi mang thai
    Tiêm vac-xin khi mang thai để bé sinh ra khỏe mạnh

    Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc-xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ.

    Hãy nhớ, những mẹ bầu mang thai lần đầu nếu mắc một số loại bệnh có thể tác động xấu trực tiếp tới sức thể thể chất và sự phát triển tâm lý của thai nhi. Mặt khác, bạn không nên tiêm các loại vắc-xin với vi-rút hay vi khuẩn sống vì có thể không tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con.

    5. 3 tháng đầu mang thai quả là khó chịu

    Cảm giác lần đầu tiên ốm nghén thật kinh khủng, mỗi mẹ bầu lại trải qua một kiểu nghén riêng, nhưng thực tế là kiểu nào cũng khó chịu như nhau. Giai đoạn đầu, không chỉ chịu sự “hành hạ” của những cơn nghén, bạn còn phải đối mặt với rất nhiều những tác dụng phụ, cũng như thay đổi của cơ thể khi mang thai.

    nghen bau 3 thang dau
    Ắt hẳn mẹ bầu nào cũng phải cố gắng cho những lần nghén khi mang bầu

    Với những mẹ mang thai lần đầu, ốm nghén ở 3 tháng đầu thật là một trải nghiệm kinh khủng. Tâm lý sợ sảy thai của người mang thai lần đầu cũng khiến bạn luôn phải sống trong lo lắng, nhất là với những mẹ đã từng sảy thai trước đó. Những băn khoăn về kế hoạch tương lai, tài chính, nuôi dạy con,… và còn rất nhiều điều nữa cùng một lúc kéo đến, làm sao có thể tránh khỏi hoang mang. Để dưỡng thai an toàn, mẹ bầu tốt nhất nên ổn định tâm lý, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tập cách chia sẻ với người thân, với anh xã, chị em hoặc mẹ để giải tỏa bớt những căng thẳng và vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn này.

    6. Băn khoăn về giới tính của con khi mang thai

    Giới tính của thai nhi luôn là quan tâm hàng đầu của ba mẹ. Thật hồi hộp không biết con là trai hay gái. Tò mò về giới tính của con dường như là tâm lý chung của hầu hết cả mẹ bầu, lẫn sinh con lần 2 chứ không riêng gì mang thai lần đầu.

    ban khoan gioi tinh tre
    Lần đầu mang bầu mẹ sẽ không khỏi băn khoăn về giới tính của bé con

    Thời đại này, bạn chẳng việc gì phải mang nặng suy nghĩ nhất định phải sinh con trai đầu lòng. Bạn có biết tỷ lệ giữa bé trai và bé gái đang chênh lệch rất lớn? Trong đó, trong 10 bé, 7 bé là trai, và chỉ 3 là bé gái. Miễn là thai kỳ khỏe mạnh, mẹ và con đều tốt, trai hay gái không phải quá lăn tăn.

    7. Vận động nhẹ nhàng là cần thiết

    Mang thai không có nghĩa là kiêng tuyệt đối thể dục, thể thao. Bạn cần nên lịch tập hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Thậm chí, mẹ bầu cần nhớ quá trình sinh con yêu cầu việc tập luyện, đòi hỏi mất nhiều năng lượng. Chỉ một cơ thể khỏe mạnh mới vượt qua quá trình đó thuận buồm xuôi gió. Nếu có thai từ tháng thứ 4 trở đi không nên kéo dài tư thế nằm ngửa quá 5 phút để tránh tĩnh mạch chủ bị tử cung đè lên. Khi nằm ngửa nên cuộn khăn kê dưới mông phải để sản phụ hơi nghiêng về phía bên trái, như vậy sẽ làm giảm sự chèn ép của tử cung lên các mạch bụng và tăng hiệu suất của tim.

    me bau van dong
    Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh

    Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp mẹ bầu vượt qua các cảm giác khó chịu do thai kỳ đem lại. Sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.

    8. Tăng cân khi mang thai

    Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tăng từ 11-16kg trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính tham khảo. Bà bầu nên tăng bao nhiêu kg còn tùy thuộc vào mức độ chuyển hóa dinh dưỡng và cân nặng trước khi mang thai. Chẳng hạn, những mẹ có thân hình mảnh mai nên tăng từ 12-18kg để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, mẹ bầu có thân hình hơi “đầy đặn” chỉ nên tăng thêm 6-9kg trong suốt thời gian mang thai.

    9. Một số lưu ý khác cho mẹ mang thai lần đầu

    tim hieu ky lan dau mang thai
    Hãy cùng trò chuyện và tìm hiểu để biết rõ hơn về thai kỳ lần đầu
    • Khám thai càng sớm càng tốt ngay khi biết tin vui. Có như vậy, mẹ mới nhanh biết cách chăm sóc thai nhi đúng và đầy đủ nhất.
    • Tránh xoa bụng bầu nhiều khi mang thai. Hành động này có thể làm xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng cần tránh hành động xoa bụng.
    • Nếu không nhận được “lệnh cấm” từ bác sĩ, bạn và anh xã không cần kiêng cữ “chuyện yêu”. Chỉ cần tư thế hợp lý, hành động nhẹ nhàng, “chuyện ấy” khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến bé, ngược lại còn giúp gia tăng tình cảm vợ chồng.

    Không chỉ trang bị kiến thức về thai kỳ, mẹ bầu cũng nên bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh. Tưởng chừng dài, nhưng chớp mắt, 40 tuần thai trôi qua nhanh không kịp trở tay đâu mẹ nhé!

    Trên đây là những kinh nghiệm mang thai lần đầu, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu biết được mình nên làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé. Chúc các mẹ bầu luôn luôn vui vẻ và thông thái nhé!

    Phạm Hà/ tổng hợp.

    Hữu Ích Đáng tin cậy

      CHỦ ĐỀ MỚI