Xôn xao chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1977, tại đất nước Ấn Độ xa xôi. Một thai phụ tên Sha Hana đã công bố rằng bà đã nghe thấy tiếng thai nhi khóc.
Chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này. Theo tin tức của giới truyền thông, thậm chí tổng thống Ấn Độ đương thời, ông Suharto và Bộ trưởng Bộ ngoại giao lúc ấy, ông Malik cũng đã tận tai nghe thấy tiếng khóc này.
Tuy nhiên, 2 năm sau, vụ việc vỡ lỡ, chân tướng là bà bầu đã dựng lên màn kịch trên với tiếng khóc của trẻ sơ sinh được phát ra từ radio.
Câu chuyện thứ hai là về thai phụ Zhu Zheng Fang (Trung Quốc) vào năm 1982. Bà nói rằng trước ngày vượt cạn đã nghe tiếng khóc của thai nhi. Tiếng khóc lúc to lúc nhỏ nhưng khi bà đói thì nó trở nên rõ ràng hơn hết. Chuyện này chưa có cuộc kiểm nghiệm xác thực nào.
Theo các ghi nhận, âm thanh tiếng khóc của thai nhi có giọng giống như tiếng khóc của trẻ sơ sinh được ghi lại trong máy radio hiệu Ore. Từ đây bắt đầu nảy sinh những nghi vấn thật giả về vấn đề thai nhi khóc trong bụng mẹ.
Vậy thai nhi thực sự có thể khóc hay không?
Đáp án đúng cho việc thai nhi khóc trong bụng mẹ
Trước đây, tiếng khóc thai nhi trong bụng mẹ được coi như một biểu hiện tâm linh, thần bí. Nhưng hiện nay, khoa học đã chứng minh được nhiều điều một cách có cơ sở xác thực cho việc này.
Thứ nhất, trước đây chúng ta thường quan niệm rằng chỉ khi chào đời, năm giác quan của trẻ mới bắt đầu hoạt động. Nhưng thực tế từ tuần tuổi 26, thính giác của thai nhi đã phân biệt được các loại âm thanh bên trong và bên ngoài bụng mẹ. Tiếng tim đập của mẹ, tiếng lưu chuyển của máu, tiếng va đập của nước ối vào thành tử cung…và tiếng nói của cha mẹ chính là những âm thanh đầu tiên mà thai nhi cảm nhận được.
Mở rộng ra hơn đó là tiếng của phố xá ồn ào, âm nhạc, tiếng nói chuyện, tiếng động vật kêu… Tử cung không phải là một bức tường cách âm, do đó bé có thể nghe mọi âm thanh bên ngoài được truyền đến.
Thị giác của thai nhi đã được phát triển vào tháng thứ 3. Nếu mẹ phơi nắng chói bé sẽ đá chân vào bụng mẹ. Nghiên cứu siêu âm cho thấy bé cũng ngoảnh mặt đi để tránh những luồng ánh sáng chói trực tiếp.
Còn não của thai nhi thì đã hoạt động động từ tháng thứ 7 trở đi.
Mỗi thai nhi đều có đời sống tình cảm riêng của bé
Như vậy, với những tiến bộ ý học, hiện nay chúng ta đã có thể hiểu được từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Từ đó ta hiểu rằng mỗi thai nhi cũng có đời sống và cảm nhận riêng biệt của bé. Nhưng để trả lời câu hỏi: “Thai nhi có khóc trong bụng mẹ hay không?” thì hiện nay vẫn chưa có ghi nhận xác đáng. Thậm chí, một số người cho rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyện thai nhi khóc là không cần thiết.
Với những bằng chứng lập lờ và nhiều ý kiến trái chiều như vậy, chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ vẫn còn nhiều nghi vấn. Nhưng dù kết quả tìm ra có thế nào đi nữa thì những nghiên cứu về tâm lý học cũng đã khẳng định rằng thai giáo là việc nên làm và vô cùng quan trọng. Vì bé đã có khả năng học hỏi từ ngay trong bụng mẹ rồi. Do đó, mẹ bầu nên luôn giữ cho mình tâm trạng lạc quan để ảnh hưởng tốt tới bé, và áp dụng các phương pháp thai giáo thích hợp để bé ra đời được toàn diện.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: