Mẹ bầu bị ho ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Mẹ bầu bị ho là tình trạng không hiếm gặp trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng ho không những mang đến những bất tiện và khó chịu cho mẹ bầu, mà còn làm mẹ lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy ho ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe của mẹ và bé, chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Mẹ bầu ho và xổ mũi
Mẹ bầu bị ho là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Ảnh Internet 

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị ho

Ho là phản ứng đầu tiên của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh, hay sự kích thích tới vùng hầu họng, khiến không khí bị phổi đẩy ra ngoài với áp lực cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho. Sau đây là những nguyên nhân chính:

1.1. Bệnh lý đường hô hấp

Môi trường ô nhiễm, những nơi đông người là một trong những lý giải cho việc gây bệnh viêm đường hô hấp ở mẹ bầu. Khi cơ thể bị ho do viêm đường hô hấp sẽ kèm theo các biểu hiện khác của cơ thể như đau họng, sốt, chảy nước mũi, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Nếu mẹ bầu gặp tình trạng ho kèm theo các dấu hiệu này, cách tốt nhất mẹ bầu nên tìm đến sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ bởi sốt cao kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ và em bé trong bụng. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị ho
Mẹ bầu bị ho có thể do gặp bệnh lý đường hô hấp. Ảnh Internet 

1.2. Ho do dị ứng hoặc hen suyễn

Nếu người mẹ có cơ địa dị ứng và hen suyễn, thì khi mang thai tình trạng này có thể sẽ trở nên tệ hơn do đề kháng suy giảm và cơ thể nhạy cảm hơn đối với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường. Nếu chắc chắn bị ho do dị ứng và hen suyễn, hãy loại bỏ những yếu tố có thể khiến bạn bị dị ứng để chấm dứt tình trạng ho nhé!

1.3. Ho do bị kích thích

Không khí lạnh, khói thuốc lá, bụi, đồ ăn lạnh có thể là một trong những nguyên nhân khiến hầu họng bị kích thích gây ho. Bạn biết không, khi mang bầu, bạn hoàn toàn có thể bị ho chỉ bởi một mùi hương nước hoa nồng thôi đấy. Vì thế, hãy lưu ý tránh những nơi hay những mùi dễ làm bạn bị ho.

1.4. Nguyên nhân khác

Trầm cảm, chứng ngưng thở khi ngủ cũng là yếu tố dẫn đến việc bà bầu bị ho trong thai kỳ. Thậm chí cơn ho có thể đến từ tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn sử dụng khi mang thai. 

Uống thuốc
Bị ho trong thai kỳ đôi khi có thể do tác dụng phụ của loại thuốc nào đó mẹ bầu sử dụng. Ảnh Internet 

2. Ảnh hưởng của tình trạng ho đối với mẹ bầu và thai nhi

Bản thân hiện tượng ho không mang đến những kết quả tiêu cực cho bạn và thai nhi của bạn nếu chúng không quá nghiêm trọng. Bệnh lý đi kèm ho mới là điều kiến bạn phải lo lắng. Nếu bạn bị ho do bệnh lý hô hấp thì điều đầu tiên bạn cần làm là nên đi gặp bác sĩ.

Khi cơ thể nhiễm virus, ví dụ như virus cúm, nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách thì rất có thể virus sẽ tấn công em bé của bạn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ bị ho do mắc virus cúm thường phải rất thận trọng. Vì cảm cúm khi mang thai  có thể khiến con sinh ra có nguy cơ sứt môi hay các dị tật khác là khá cao.

Nếu bị ho trong trường hợp nhiễm virus mà không có sự chỉ định của bác sỹ, bạn tự ý sử dụng thuốc giảm hoặc cắt cơn ho thì nguy cơ bệnh sẽ càng nặng hơn, do bạn đã tác động lên cơ chế tống virus và đờm đặc ra khỏi cơ thể. Hơn nữa việc sử dụng thuốc không theo chỉ định còn tiềm ẩn những nguy cơ khác đến em bé mà có thể bạn không biết. Vì vậy, hãy cẩn trọng và nên tham khảo trước khi bạn sử dụng bất cứ loại thuốc trị ho nào. 

Bà bầu bị cúm
Đôi khi ho có thể bệnh cúm. Ảnh Internet 

Trường hợp ho do vi khuẩn thường kèm theo các triệu chứng như chảy mũi xanh, đau họng, đắng miệng cần đến sự hỗ trợ của kháng sinh. Một số loại kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như Aspirin. Chính vì vậy, tham khảo ý kiến của bác sỹ là điều vô cùng cần thiết. Mẹ bầu hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn trị bệnh hiệu quả, an toàn cho thai kỳ.

Ho sẽ trở thành vấn đề lớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và em bé trong bụng khi:

  • Ho dai dẳng khiến mẹ bầu bị mất ngủ, cơ thể suy nhược.
  • Cơn ho khan kéo dài khiến cho cơ thể người mẹ mệt mỏi, đau tức ngực, chán ăn.
  • Ho lâu ngày gây co thắt vùng bụng, ho mạnh kích thích tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ động thai, dọa sảy thai , dọa sinh non.
  • Ho kèm triệu chứng của các bệnh lý hô hấp, mẹ bầu bị sốt cao. 
Mệt mỏi
Nếu mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn, ho khan kéo dài thì cần đi thăm khám. Ảnh Internet 

3. Cách khắc phục tình trạng ho ở mẹ bầu 

  • Đến gặp bác sĩ trong trường hợp ho nghiêm trọng kéo dài kèm theo các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, ra máu.
  • Sử dụng các phương pháp dân gian tại nhà để giảm ho.
  • Súc miệng nước muối, làm sạch hầu họng để tống vi khuẩn và các chất kích thích ra khỏi cơ thể.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
  • Giữ ấm cơ thể giúp phòng ngừa và chấm dứt tình trạng ho. 
Giữ ấm cho cơ thể
Giữ ấm cơ thể cũng là cách phòng ngừa và chấm dứt tình trạng bị ho. Ảnh Internet 

4. Một số bài thuốc tự nhiên giảm ho an toàn cho mẹ bầu

4.1. Mật ong chanh/ mật ong chanh đào

Chanh mật ong là vị thuốc không còn quá xa lạ đối với việc điều trị ho. Khi mang bầu, mỗi sáng, mẹ bầu nên nhâm nhi một chút nước ấm pha với mật ong chanh hoặc chanh đào để bảo vệ cổ họng đồng thời loại bỏ đờm nhớt ra khỏi cơ thể. Vài năm trở lại đây, bài thuốc mật ong chanh đào ngày càng được áp dụng khá nhiều để giúp trị cảm, cảm lạnh, ho nói chung khá an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Vì thế, bầu cũng có thể ngâm một ít chanh đào mật ong để dùng khi cần nhé. 

Cách làm:

  • Chanh/ chanh đào rửa sạch để ráo nước, thái thành các lát mỏng.
  • Hũ thủy tinh rửa sạch, để khô.
  • Xếp các lát chanh đào vào trong lọ, sau đó đổ mật ong vào ngập lên mặt của lát chanh.
  • Đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
  • Dùng trong một tháng sau đó làm lọ mới. 
Mật ong chanh
Mật ong chanh là phương thuốc dân gian trị ho an toàn mà mẹ bầu có thể dùng. Ảnh Internet 

4.2. Tỏi chưng đường phèn

Cách làm:

  • Bóc 5 – 6 tép tỏi ta, rửa sạch, đập dập cho vào chén nhỏ.
  • Cho 2- 3 thìa đường phèn.
  • Hấp cách thủy tong khoảng 20 phút.

Tỏi vị ôn, tính nóng, nếu dùng nhiều có thể bị nhiệt, táo bón, bởi vậy, mẹ bầu chỉ nên sử dụng với liều lượng thấp và khoảng 3 – 4 lần/tuần. 

Tỏi là kháng sinh tự nhiên giúp giảm ho hiệu quả
Tỏi là loại thuốc kháng sinh tự nhiên có thể giúp điều trị ho nhất là ho do cảm lạnh. Ảnh Internet 

4.3. Tổ yến chưng đường phèn

Không chỉ giúp bồi bổ cơ thể cho mẹ bầu, mà tổ yến chưng đường phèn còn là một bài thuốc trị ho hiệu quả. Các mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng cho mình khi bị ho nhé.

Cách làm:

  • Tổ yến làm sạch lông cho vào bát nhỏ.
  • Thêm 2 – 3 thìa đường phèn.
  • Chưng nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.

Ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho hiệu quả tốt nhất. 

Tổ yến chưng đường phèn
Ăn tổ yến hấp đường phèn vào buổi tối rất tốt. Ảnh Internet 

Như vậy, có thể nói rằng, mẹ bầu bị ho trong thai kỳ sẽ có nhiều mức độ và nhiều nguyên nhân, theo đó sẽ có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi hoặc không. Bạn cần lưu ý cụ thể, vì tùy từng trường hợp mà chúng ta cần có cách xử lý cho đúng cách, cho phù hợp mới hiệu quả và an toàn cho sức khỏe thai kỳ. Hãy luôn ghi nhớ rằng, dù ho là một tình trạng khá khó chịu, bạn không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc giảm ho nào nếu không phải theo đơn hoặc chỉ định của bác sỹ. Nếu tình trạng ho kéo dài hoặc xuất hiện một số biểu hiện khác thường đáng phải lo lắng, bạn hãy đến cơ sở y tế thăm khám ngay đừng chần chừ vì sức khỏe của bản thân và an toàn cho em bé của mình nhé.

Linh Ann tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI