Nhận biết trẻ bị sởi qua 4 thời kỳ của bệnh và những lưu ý cơ bản dành cho phụ huynh

Nhận biết trẻ bị sởi có ý nghĩa quan trọng đối với cha mẹ và sức khỏe của bé. Khi cha mẹ nhận biết sớm được các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ, thăm khám và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, cũng giúp sức khỏe của trẻ mau chóng bình phục hơn. Trong bài viết này, Yeutre.vn xin được chia sẻ với các bậc phụ huynh cách nhận biết bệnh sởi qua 4 thời kỳ diễn tiến của bệnh ở trẻ em và một số lưu ý nhất định phụ huynh cần biết.

banner ads

1. Nhận biết trẻ bị sởi qua 4 thời kỳ

nhan biet tre bi soi 1
Các vết ban của trẻ bị sởi xuất hiện đầu tiên ở vùng mặt. Ảnh Internet

1.1. Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh được tính từ lúc trẻ bị nhiễm vi-rut sởi. Thời kỳ này kéo dài trong khoảng 2 tuần, trung bình là 10-12 ngày. Trong thời kỳ này, chưa có biểu hiện nào rõ ràng đặc trưng để nhận biết trẻ bị sởi, nhưng ở trẻ lúc này cũng có thể xuất hiện sốt nhẹ.

1.2. Thời kỳ khởi phát

Ở thời kỳ khởi phát của trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ phần nào có thể nhận biết trẻ bị sởi. Dấu hiện quan trọng nhất có yếu tố chỉ bệnh sởi đó chính là việc trong vòm họng của trẻ xuất hiện các hạt nhỏ li ti, màu trắng ngà và có viền đỏ ( hay còn gọi là Koplik ), xuất hiện và biến mất trong khoảng nửa ngày tới một ngày. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này trẻ có những cơn sốt cao khoảng trên 39 độ C và có thể kèm theo là những cơn co giật. Trẻ cũng trở nên mệt mỏi, biếng ăn, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, một điểm cũng rất đặc trưng là trẻ có những biểu hiện giống cảm cúm, còn gọi là viêm long, bao gồm như: ho, hắt hơi, sổ mũi, mí mắt sưng có đổ ghèn, viêm kết mạc mắt dẫn đến trẻ nhạy cảm với ánh sáng, tiêu chảy...

Trẻ sổ mũi
Ở thời kỳ khởi phát, dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với bệnh cúm. Ảnh Internet

1.3. Nhận biết trẻ bị sởi rõ ràng nhất ở thời kỳ toàn phát

Trong thời kỳ toàn phát, cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị sởi một cách rõ ràng nhất với dấu hiệu rất đặc trưng, đó là trẻ bắt đầu mọc những vết ban. Những vết ban này có màu hồng nhạt, cảm giác mịn và cũng không gây đau hay ngứa, nếu ngứa chỉ ngứa rất nhẹ. Các vết ban này mọc theo trình tự, ban đầu mọc ở sau hai tai, sau đó lan sang phía trước mặt, cổ ngực, lưng, bụng, các chi trên rồi đến các chi dưới. Các vết ban này mọc nhiều đỉnh điểm vào ngày thứ 3 sau khi có những vết ban đầu tiên. Thậm chí, trong trường hợp nặng, ban còn mọc ở trong lòng bàn tay, bàn chân của trẻ.

1.4. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục của trẻ bị sởi

Thông thường, vào ngày thứ 6 sau khi xuất hiện những vết ban đầu tiên thì đây cũng là lúc các vết ban dần biến mất theo trình tự xuất hiện, vết ban nào đến sớm sẽ biến mất sớm và đến sau biến mất sau. Nhưng sau khi biến mất, trẻ bị sởi sẽ xuất hiện những vết loang thâm được gọi là "vằn da hổ" do các vết ban để lại. Tuy nhiên, khoảng 1-2 tuần sau đó những vết này cũng hoàn toàn biến mất, trẻ bị sởi gần như hồi phục hoàn toàn.

Trẻ bị bệnh sởi
Ở thời kỳ lui bệnh của bệnh sởi, các vết ban đỏ sẽ dần biến mất. Ảnh Internet

2. Lưu ý dành cho phụ huynh liên quan đến bệnh sởi ở trẻ

2.1 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Chúng ta cần biết rằng, nếu không nhận biết trẻ bị sởi sớm để từ đó có những cách xử lý, điều trị, chăm sóc kịp thời và đúng cách, rất có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh sởi có thể kể đến như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản , viêm não-màng não, suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng...

2.2. Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị sởi

Hiện nay, đã có vắc xin sởi cho trẻ để ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em nên phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm phòng sởi để cho con tiêm ngừa. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa tiêm ngừa nếu trẻ mắc bệnh, thì việc chăm sóc điều trị tích cực là quan trọng bởi chưa có thuốc đặc trị cho trẻ bị bệnh sởi.

Tiêm vaccine sởi cho trẻ
Phụ huynh nên tiêm vaccine sởi cho trẻ theo lịch tiêm phòng để phòng bệnh sởi cho trẻ ngay từ đầu. Ảnh Internet

Nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện của sởi, hoặc nghi ngờ bệnh mà chưa thể xác định rõ, thì cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử kịp thời: thăm khám, kết luận, khuyến nghị, cấp thuốc giảm triệu chứng, hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị sởi trong thời gian bệnh thật chu đáo, cần thận sau khi đã nhận biết trẻ bị sởi. Việc chăm sóc này bao gồm đảm bảo cho trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và tốt cho trẻ khi mắc sởi. Tăng cường thực đơn có các nhóm thực phẩm như thịt có màu đỏ, các loại rau có màu xanh đậm, củ quả có màu vàng, đỏ...Các nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu bổ sung làm tăng sức đề kháng, làm cho hệ miễn dịch của bé tốt lên.

Chăm sóc trẻ bị bệnh sởi
Phụ huynh cần chăm sóc trẻ bị bệnh sởi thật kỹ lưỡng và chu đáo để trẻ mau hồi phục. Ảnh Internet

Cũng cần hạn chế các thức ăn cay nóng, dầu mỡ, nước có ga... để không làm bệnh của trẻ diễn tiến xấu. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi nơi thoáng mát, yên tĩnh và tránh ánh sáng mạnh trực tiếp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tắm rửa hoặc lau người cho trẻ bằng nước sôi để ấm, tắm nhanh và trong khoảng thời gian từ 9h-15 h trong ngày để làm sạch cơ thể, tránh tích tụ mồ hôi và bụi bẩn gây viêm nhiễm và làm bệnh của bé trở nặng thêm.

Việc nhận biết trẻ bị sởi rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng tới thời gian hồi phục sức khỏe của bé và tránh nguy cơ gặp biến chứng, nếu cha mẹ quan sát và xử lý kịp thời. Do vậy, cha mẹ hãy lưu ý những thông tin cơ bản mà Yeutre.vn vừa chia sẻ ở trên, để có thể áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con yêu của mình nhé.

Trần Trần tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI