1. Món ăn ngày Tết cho bé dưới 1 tuổi
Món ăn ngày Tết cho bé dưới 1 tuổi luôn là mối quan tâm lớn, nhất là lúc ngày Tết Âm Lịch đã đến cận kề. Vì nguồn dinh dưỡng đầy đủ không những giúp con phát triển khỏe mạnh, mà còn tạo tiền đề cho bứt phá của tiềm năng trí tuệ. Có lẽ cũng vì thế mà chuyện ăn dặm của con, trở thành nỗi áp lực lớn đối với bố mẹ trong dịp Tết này.
1.1. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé dưới 1 tuổi
- Nhóm chất đạm (protein): đóng góp một phần không nhỏ trong việc kích thích quá trình phục hồi và tăng trưởng tế bào của bé.
- Nhóm chất béo: Chất béo sẽ giúp bổ sung năng lượng, kích thích não phát triển và ổn định thân nhiệt cho trẻ. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò dung môi giúp hòa tan nhanh các vitamin A, E, D, K,...cho cơ thể bé dễ hấp thụ.
- Nhóm chất đường bột: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng mà mẹ đừng quên cho bé ăn hàng ngày. Nó sẽ giúp bé bổ sung năng lượng và nhanh cứng cáp hơn rất nhiều.
- Chất sắt: Một chất quen thuộc và luôn được xem trọng bởi chức năng chủ yếu là vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan của cơ thể.
- Kẽm: góp phần sửa chữa và hoàn thiện các tế bào trong cơ thể trẻ.
- Canxi: là khoáng chất thiết yếu giúp răng và hệ thống khung xương của trẻ phát triển an toàn.
- Nhóm vitamin: Các vitamin là những chất dinh dưỡng luôn cần được bổ sung thường xuyên, giúp trẻ phát triển toàn diện. Các vitamin quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn này như A, C, D, E, B1, B2, B3, B6, B12, K,...
- Chất xơ và các khoáng chất khác: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng táo bón ờ trẻ nhỏ. Bên cạnh đó các khoáng chất như natri, kali, phốt pho,...tốt cho trẻ mẹ cũng không nên bỏ qua.
1.2. Bé nên ăn bao nhiêu là đủ
Đối với trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nuôi trẻ. Vì thế, cách tốt nhất là vào những ngày đầu bạn nên thử cho trẻ ăn các loại thực phẩm vào buổi sáng hoặc trưa. Hãy thử cho trẻ tập làm quen với một loại thực phẩm trong một bữa ăn, với số lượng ít. Mẹ bỉm nên dùng cách này thối thiểu trong 3 ngày, nếu trẻ thấy trẻ không có phản ứng gì bất thường, ngược lại còn ngon miệng thì hãy dần cải thiện bữa ăn dặm của trẻ . Lúc này, mẹ sẽ không còn phập phồng và yên tâm đưa chúng vào thực đơn, bổ sung thêm món mới để giúp trẻ đầy đủ dinh dưỡng.
Bện cạnh đó, các mẹ đừng quên việc quan trọng là cho con ăn với số lượng ít trong tháng đầu để tiêu hóa trẻ thích ứng dần nhé. Cụ thể những tháng đầu mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng vài muỗng, sau đó hãy tăng dần lên 1/3, rồi đến 1/2...Điều này sẽ giúp bảo vệ an toàn cho hệ tiêu hóa, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
1.3. Các loại thức ăn phù hợp, giúp bé đảm bảo dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ mẹ không nên cho thêm gia vị như muối, đường, hạt nêm. Theo đó, chị em nên kéo dài cách làm này cho đến trẻ 1 tuổi, việc này giúp đảm bảo cho thận các bé được ổn định và cứng cáp. Cho trẻ ăn nhiều rau củ sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Bột ăn dặm: Bột ăn dặm luôn là lựa chọn phổ biến và an toàn dành cho các bé mới bước vào giai đoạn ăn dặm. Mẹ có thể tập cho bé ăn bột có vị ngọt pha loãng với nước, nhằm giúp hệ tiêu hóa non yếu từ từ thích nghi với thức ăn.
- Rau củ nghiền: Đối với nhóm thực phẩm này bạn nên hấp chín, mềm sau đó nghiền nhuyễn cẩn thận cho bé.
- Trái cây nghiền: Một việc làm cơ bản trước khi nghiền/rây trái cây là bạn nên hấp chín nguyên liệu trước. Bên cạnh đó, theo đặc thù của từng lại cũng có các loại trái cây giàu dinh dưỡng mà không cần hấp như: bơ, chuối, đào, táo,...Trái cây sẽ giúp bé cung cấp thêm vitamin và khoáng chất xây dựng hệ miễn dịch chắc khỏe.
- Cháo: Đôi là nhóm thực phẩm giàu tinh bột mà mẹ nên tận dụng cho con nhé. Để giúp trẻ dễ tiếp thu chị em có thể trộn nó với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé sử dụng.
- Súp: với dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn và cũng là món ăn mang lại nhiều chất bổ dưỡng cho bé.
- Yoghurt: sữa chua sẽ giúp kích thích tăng cường vi men vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Vì thế mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không đường, tuy nhiên nên cho bé ăn số lượng ít vì sữa bò được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
1.4. Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn dặm
Vì 6 tháng tuổi trẻ còn khá non yếu nên mẹ không nên ép trẻ ăn khi bé ăn ít hoặc phản ứng không muốn ăn dặm. Lúc này, gia đình nên tạm thời ngưng việc cho trẻ ăn dặm khoảng 5-7 ngày, rồi hãy tiếp tục luyện tập để giúp bé không áp lực và căng thẳng.
Không nên nêm nếm gia vị vào thức ăn của trẻ kể cả với bé tập hay đã ăn dặm tốt vì mục đích giúp kích thích vị giác của con. Vì trẻ con không giống người lớn, các hệ cơ quan của bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện. Nên việc thêm mắm, muối vào đồ ăn dặm sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thận của bé. Việc chế biến món ăn và cho bé ăn dặm đúng cách luôn là điều quan trọng mà gia đình cần chú ý.
Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn mẹ cũng phải luôn cảnh giác, đặt việc an toàn vệ sinh lên hàng đầu. Trước khi bắt tay vào việc, mẹ nên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Nếu nguyên liệu có cá, tôm thì mẹ hãy chịu khó gỡ hết xương, kiểm tra thật kỹ để tránh làm con bị hóc nhé.
Luyện tập cho trẻ ăn đúng bữa, để hình thành thói quen ngay từ nhỏ. Ăn đủ 4 nhóm thức ăn có chứa các chất quan trọng gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện.
Khi trẻ có phản ứng bất thường với món ăn như dị ứng, nôn ói, tiêu chảy, ngứa, phát ban, táo bón,...thì bạn nên ngưng cho bé ăn ngay lập tức. Nếu bị nặng, mẹ hãy đưa bé đến bác sỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chữa trị. Nếu bác sỹ đồng ý và khuyến kích bạn có thể cho bé thử ăn lại loại thức ăn gây dị ứng giúp con thích nghi tốt.
2. Món ăn ngày Tết dễ nấu mẹ khỏe, bé ăn ngon
2.1. Cháo yến mạch
Yến mạch luôn nằm trong top những loại thực phẩm bổ dưỡng, kích thích thiêu hóa hoạt động tốt và phát triển toàn diện não bộ dành cho bé. Vì thế, khi trẻ bắt đầu gian đoạn ăn dặm, mẹ đừng quên lựa chọn loại thực phẩm này để cho trẻ ăn vào buổi sáng nhé, vì đây là thời gian bé hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
Cách chế biến món cháo yến mạch lại không quá cầu kỳ giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong dịp Tết bận rộn. Khi mua yến mạch, các chị em nên mua loại cán mỏng sẽ chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Đối với cách nấu cháu yến mạch , rất đơn giản, mẹ chỉ cần ngâm bột yến mạch đã cán mỏng trong vòng 15 phút, tiếp theo thực hiện nấu chín, sau đó kết hợp các loại rau củ quả như nấu cháo gạo lứt, gạo tẻ bình thường. Đặc biệt mẹ hãy nhớ nấu chín rau củ, nghiền mịn để cháo có độ nhuyễn phù hợp nhất là với cá bé tập ăn nhé. Bên cạnh đó mẹ còn có thể kết hợp nấu cháo yến mạch cùng các thực phẩm bổ dưỡng như tôm, thịt bò, bí đỏ,...
Với các bé đã ăn dặm nhuyễn, tùy tháng tuổi và mức độ ăn thô của bé, mẹ có thể chọn rây hoặc không nghiền cháo cho phù hợp với con.
2.2. Cháo tôm
Món cháo tôm thơm ngon, giàu dinh dưỡng luôn được nhiều mẹ quan tâm, lựa chọn. Không những thế, nó còn là món ăn dễ nấu, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian mà bé vẫn đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất.
Đối với cách nấu cháo tôm, đầu tiên mẹ nên sơ chế thật sạch bằng cách rửa, bóc vỏ và bỏ đi đường chỉ đen trên sống lưng tôm nhằm giúp giảm mùi tanh. Tiếp theo, bạn hãy băm nhuyễn tôm và xào thơm với ít hành tỏi trước khi bỏ vào nấu cháo. Nếu muốn món cháo thêm thơm ngon mẹ bỏ thêm chút phô mai, rau củ, sau đó nấu thật mềm, xay nhuyễn vậy là bạn đã có món cháo bổ, béo cho bé yêu nhà mình rồi đấy.
2.3. Súp bí đỏ khoai lang
Bí đỏ một trong những loại rau, củ, quả chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp hoàn thiện chiều cao và phát triễn trí não dành cho trẻ. Bên cạnh đó, món súp bí đỏ còn mang lại màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt làm trẻ thích thú và ăn được nhiều hơn.
Đầu tiên khi nấu món này, bạn hãy mang bí đỏ và khoai lang gọt vỏ, thái miếng, rửa sạch và mang đi luộc chín mền. Sau khi bí đỏ và khoai lang đã chín hãy mang bỏ vào máy xay nhuyễn. Cuối cùng bạn bắt lên bếp đổ một ít nước cho bớt đặc, dun sôi rồi tắt bếp. Món bí đỏ khoai lang hứa hẹn sẽ giúp mẹ nhàn hạ mà bé vẫn đầy đủ dinh dưỡng trong mùa Tết năm nay .
2.4. Sinh tố bơ
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia cho rằng, bơ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng chứa trong mình 14 loại vitamin tốt cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến các dưỡng chất như vitamin K, C, B6, E, Folate, protein, chất béo và calo...Đặc biệt, nó còn là công cụ hỗ trợ phát triển trí não tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ.
Để làm món sinh tố bơ mẹ có thể tiến hành các bước đơn giản như sau: đầu tiên, bổ dọc quả bơ và lấy phần thịt ra khỏi vỏ. Tiếp theo bỏ phần thịt vào máy xay sinh tố, thêm vào đó một chút sữa công thức hoặc sữa mẹ rồi thực hiện xay mịn ra. Chỉ trong vòng tít tắt là mẹ đã hoàn thành món sinh tố bơ thơm ngon cho con ăn dặm trong những ngày Tết Nguyên Đán 2020 vui vẻ. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là chỉ làm với lượng vừa đủ, tránh làm quá nhiều để dành bữa sau sẽ không tốt cho sức khỏe bé đâu nhé.
2.5. Cháo thịt heo nấu khoai tây
Cáo thịt heo và khoai tây với các chất bổ dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin,...sẽ cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu, tác động tích cực đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé. Cách làm món này cũng không quá phức tạp nên các mẹ đang bận bịu nhiều việc chăm lo ngày Tết cứ yên tâm.
Đầu tiên, thịt heo và khoai tay cần được sơ chế bằng cách rửa sạch và băm nhuyễn. Tiếp theo, lúc cháo đã sôi mẹ hãy cho thịt lợn và khoai tây vào nấu chín mềm. Cuối cùng, khi cháo chín thì bỏ vào máy xay nhuyễn hoặc rây mịn. Món cháo thịt heo khoai tây sẽ là một món giúp bé đa dạng khẩu vị, không nhàm chán mà lại vô cùng hấp dẫn cho bé cưng nhà bạn.
2.6. Cháo gà bắp ngô
Sự hòa trộn tuyệt vời của các loại thực phẩm như thịt gà, bắp ngô và các loại nấm không những thơm ngon và còn cung cấp thêm dinh dưỡng, chất xơ mà nguồn năng lượng dồi dào cho bé vận động.
Cách thực hiện, đầu tiên bạn hãy vo gạo mang đi nấu sôi, tiếp theo mang bắp, nấm hương và mộc nhĩ ngâm mền rồi băm nhỏ. Lườn gà bạn cũng rửa sạch rồi mang đi xay nhỏ. Sau khi thấy cháo đã sôi thì bạn cho tất cả hỗn hợp mộc nhĩ, nấm hương, lườn gà và bắp vào nấu chín mền. Cuối cùng sau khi cháo chín mang đi xay nhừ và bón cho trẻ ăn. Món ăn này đố với chị em phụ nữ thật dễ dàng đúng không, vậy hãy thử làm cho bé cưng vào dịp Tết Nguyên Đán , để bé chóng lớn gia đình càng vui vẻ nhé.
3. Lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý ngày Tết theo lứa tuổi của trẻ
Trước khi lên thực đơn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày tết mẹ cần xét hai yếu tố là lứa tuổi và cân bằng. Từ đây, mẹ bỉm có thể lựa chọn cho con những món ăn, thực đơn phù hợp giúp bé phát triển an toàn và khỏe mạnh. Dưới đây Yeutre.vn sẽ gợi ý cho mọi người một số chế độ dinh dưỡng cho từng đối tượng trẻ khác nhau.
3.1. Đối với trẻ còn bú sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi
Đối với các bé còn bú sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên đảm bảo cho bé bú ít nhất 8 lần một ngày. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên đảm bảo chế độ ăn cho mẹ đầy đủ, phù hợp, hạn chế ăn các gia vị cay nóng như hành, ớt, tiêu, tỏi,...để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho con cưng.
3.2. Trẻ đang ăn dặm dưới 1 tuổi
Đối với trẻ ở nhóm tuổi này, phụ huynh nên đảm bảo trong khẩu phần ăn có chứa bốn nhóm chất cơ bản như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, vào những ngày Tết bộn rộn mẹ cũng đừng quên đảm bảo những chất cần thiết này cho con khỏe mạnh nhé. Đồng thời, bố mẹ hãy nhớ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh cho bé ăn những thức ăn cũ, hoặc hâm nóng nhiều lần.
3.3. Trường hợp trẻ bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cũng là căn bệnh khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Nhân dịp Tết Nguyên Đán, nhà cửa đông vui, không khí vui vẻ hãy tranh thủ "chiêu dụ" giúp bé ăn nhiều hơn. Bố mẹ có thể tẩm bổ, thêm các món ăn bổ dưỡng cho con, giúp con tăng trọng lượng và phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phải lưu ý, không nên vì con nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng mà thúc ép con ăn thật nhiều. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và càng làm bé chán ghét bữa ăn nhiều hơn.
4. Những nguyên tắc vàng khi lựa chọn món ăn cho trẻ ngày Tết
Món ăn ngày Tết cho bé không chỉ dừng lại ở khâu dinh dưỡng, mà nó còn những nguyên tắc quan trọng mà bố mẹ nên tuân theo nếu muốn con khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguyên tắc vàng khi lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ.
- Việc lựa chọn thức ăn phải phù hợp theo tình trạng dinh dưỡng và lứa tuổi của bé.
- Khi muốn mua các thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói bao bì gia đình nên chọn những nhãn hàng uy tín, nơi bán chất lượng. Đồng thời, bạn đừng quên xem hạn sử dụng để tránh mua đồ hết hạn gây nguy hiểm cho sức khỏe bé.
- Khâu chế biến món ăn cho trẻ nhỏ phải đảm bảo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên tắc "ăn chín uống sôi" phải được phụ huynh đặt lên hàng đầu.
- Ngày Tết bố mẹ nên kiểm soát, không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhiều đường như bánh ngọt, kẹo mứt, nước ngọt,...Hoặc dùng đồ ăn vặt nhiều ngoài những bữa ăn chính.
- Trái cây luôn là thực phẩm không thể thiếu trong gia đình, đặc biệt là đối với ngày Tết. Lúc này dù bận rộn, những các mẹ đừng quên loại bỏ hạt của các loại trái cây như mãng cầu xiêm, dưa hấu, lồng mứt, cam, quýt,...để con nhỏ thưởng thức ngon miệng, Tết vui vẻ, sum vầy.
- Còn đối với các loại thực phẩm hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt dẻ,...Bố mẹ nên nhớ để xa tầm với, tầm tay của trẻ nhỏ. Việc này nhằm tránh trường hợp sặc, hóc hạt trong đường thở của con.
Món ăn ngày Tết cho bé dưới 1 tuổi và những điều cần lưu ý trên đây sẽ giúp mẹ an tâm chăm sóc con khỏe mạnh. Những món ăn dặm giàu dinh dưỡng, hợp lý sẽ là nền tảng tốt để con phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ ngay cả khi mẹ bận rộn nhất dịp đầu xuân. Qua bài viết Chuyên mục Cẩm nang hi vọng, bố mẹ sẽ cập nhật được thông tin bổ ích, chăm sóc cho con thật chu đáo từ các món ăn bổ dưỡng. Chúc con trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển an toàn cả nhà ăn Tết sung túc và hạnh phúc.
Ngọc Hân tổng hợp