Phải làm gì để xử lý khi trẻ bị hóc xương và liệu việc hóc xương có đem đến những hậu quả đáng ngại nào hay không? Hãy cùng yeutre.vn tìm hiểu nhé!
1. Mối nguy hiểm từ tai nạn hóc xương
Tùy vào tính chất và kích thước của xương mà có thể gây ra những thương tích từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Hóc xương cá là một tai nạn hóc dị vật. Tùy vào tính chất và kích thước của xương mà có thể gây ra những thương tích từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu xương cá lớn, có cạnh sắc, nhọn khi mắc ngang qua thực quản có thể gây thủng mạch máu. Không ít trường hợp xương còn lạc đến các khu vực khác như lồng ngực gây ra các cơn áp xe màng phổi, xe trung thất, thủng động mạch… Trong những tình huống này đa phần đều nguy hiểm đến tính mạng.
Với trẻ nhỏ, các trường hợp mắc xương cá thường là loại cá nhỏ, xương mắc họng chỉ gây khó chịu hoặc trầy xước nhẹ. Nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan với các thức ăn có xương dành cho bé.
2. Xử lý nhanh khi trẻ bị mắc xương
- Khi trẻ bị mắc xương, bố mẹ có thể vì hốt hoảng mà hành động tùy tiện. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, điều cần làm trước hết là giữ bình tĩnh.
Không cho trẻ nuốt cơm hoặc uống nước để ngăn động tác nuốt khiến xương cắm sâu hơn.
- Không cho trẻ nuốt cơm hoặc uống nước để ngăn động tác nuốt khiến xương cắm sâu hơn. Trong nhiều trường hợp không may, xương không lọt theo đường thuận mà trôi ngang và đâm thủng mạch máu rất nguy hiểm.
- Tuyệt đối, không nên dùng tay móc họng bé để lấy xương. Đây là một hành động gây nguy hiểm cho trẻ khi nó có thể gây ra trầy xước hoặc rách thực quản, làm máu chảy và khiến xương càng cắm sâu hơn tại điểm mắc.
- Không nên khuyến khích trẻ khạc nhổ và cố tìm cách dỗ trẻ nín khóc để giảm đau.
- Tránh cố làm cho trẻ nôn ọe quá nhiều vì axit từ dạ dày có thể làm phù vết trầy xướt và gây nhiễm trùng.
- Nếu trẻ chỉ mắc xương nhỏ, có thể xử lý tại nhà. Nhưng nếu đó là xương lớn nên đưa trẻ đi cấp cứu.
3. Mẹo chữa hóc xương cho bé tại nhà
Có nhiều mẹo hay trong dân gian để trị mắc xương. Bạn có thể chọn các cách sau đây:
Dùng tỏi:
Nhét tỏi vào một bên mũi giúp bé nôn xương ra ngoài.
Nhét một củ tỏi nhỏ vào mũi bé. Nếu bé mắc xương bên trái thì nhét bên phải và ngược lại. Kế đến, cho bé ngậm một miếng đường. Một lúc sau, trẻ sẽ tự hắt xì, nôn ói để đẩy xương ra ngoài.
Dùng vitamin C:
Vitamin C có tác dụng làm tan xương cá nhỏ.
- Cho bé ngậm một tép cam hoặc một miếng chanh trong miệng. Chất chua sẽ giúp trẻ tiết bọt và làm xương tự tháo khỏi điểm mắc.
- Cách khác, bạn có thể cho bé ngậm một viên kẹo C để xương tan mềm.
Dùng nước quả trám
Quả trám hỗ trợ làm tan xương cá khi không may bị hóc.
Mài quả trám và hòa với nước, dùng nước này cho trẻ uống để làm tan xương.
Lưu ý, những cách trị hóc xương như trên đều áp dụng cho trường hợp xương nhỏ, mắc họng gây khó chịu. Nếu xương mắc họng là loại xương lớn, gây chảy máu nên đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: