Các bài sơ cứu khẩn cấp với 6 tai nạn trẻ thường gặp

Sơ cứu cho trẻ khi trẻ gặp tai nạn hay sự cố là việc mẹ cần biết để giúp con tránh khỏi những nguy kịch. Dưới đây là những hướng dẫn sơ cứu đối với những trường hợp bé thường gặp nhất hàng ngày.

banner ads

1. Sơ cứu khi bé bị bỏng

Kem đánh răng, mỡ trăn… là những mẹo dân gian thường được khuyên nên bôi lên vết thương để sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng. Tuy nhiên, đây chưa phải là cách tối ưu để xử lý vết bỏng cho trẻ. Mẹ nên làm theo những trình tự sau:

- Nếu trẻ bị bỏng nhẹ thì ngay lập tức mẹ nên đặt vết bỏng của bé dưới vòi nước chảy nhẹ khoảng 20 phút để làm mát. Đồng thời, cách này còn có thể giúp cho vết thương chống viêm, hạn chế độ sâu, không phù nề. Nhưng nhớ là đừng dùng nước đá lạnh để làm mát da.

9470-so-cuu-2.jpg

Nếu bé bị bỏng nên ngay lập tức để vết bỏng dưới vòi nước nhằm làm mát.

- Lúc này bạn cũng nên cắt bỏ quần áo che phủ vết bỏng (Không nên cởi quần áo vì sẽ khiến trẻ đau rát hơn, thậm chí gây lột da vùng bị bỏng) và tiếp tục dội nước làm mát vế bỏng cho trẻ.

- Dùng gạc để băng vết bỏng lại. Nếu không có gạc thì dùng vải sạch.

- Ngoài ra, nếu trẻ bị bỏng ở những vị trí nhạy cảm như mắt, bộ phận sinh dục… hay vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay thì mẹ nên đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được điều trị sau khi sơ cứu cắt bỏ bớt quần áo che phủ vết bỏng.

Lưu ý:

- Nếu vết bỏng nổi bọng nước, mẹ không nên chọt bể vì có thể gây nhiễm trùng.

- Mẹ cũng không nên bôi các chất như nước mắm, bùn non, kem đánh răng… lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Cũng như không dán lên vết bỏng các loại gạc có lông tơ mịn hay là gạc có keo dán.

- Việc kiêng kỵ một số thực phẩm như thịt bò, rau muống, thịt gà… là không cần thiết do chúng không gây sẹo. Nếu ăn uống thiếu chất sẽ khiến cho vết bỏng lâu lành lại hơn.

2. Sơ cứu bé bị ngộ độc thực phẩm

- Ngộ độc thực phẩm xuất hiện sau vài giờ hoặc 1 hay 2 ngày bé ăn phải thực phẩm độc hại, không phù hợp. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là bé bị nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt cao…

- Đầu tiên, khi bé có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm mẹ cần phải pha một cốc muối loãng cho bé uống và đặt tay vào lưỡi để kích thích bé nôn hết thức ăn độc hại trong dạ dày ra.

- Khi trẻ nôn, để trẻ nằm sấp, đầu hơi nghiêng. Thức ăn khi nôn ra cần được lấy sạch và vệ sinh miệng cho trẻ.

- Trẻ có thể bị sặc mũi khi nôn, lúc này mẹ nên hút mũi cho bé tránh nghẹt thở, gây tử vong.

- Sau khi bé nôn mẹ cần bổ sung nước để cơ thể điều hòa điện giải. Mẹ có thể cho bé uống nước cháo loãng.

Lưu ý:

- Nếu trẻ hôn mê thì không được gây nôn vì rất dễ gây tắc thở và sặc.

- Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành điều trị sau khi sơ cứu tạm thời cho trẻ.

- Không nên cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào ngoài việc thúc đẩy cho thức ăn độc hại được đẩy ra khỏi cơ thể.

3. Sơ cứu bé khi bị vật sắc nhọn đâm

Bé thường tò mò, nghịch ngợm và vì vậy bé có thể dễ dàng bị những vật sắc nhọn như dao kéo… đâm vào tay. Lúc này thường bé sẽ rất hoảng loạn vì đau, thấy máu chảy và khóc.

9469-so-cuu.jpg

Nên trấn an bé khi mẹ sơ cứu vết thương.

Đầu tiên bạn nên trấn an bé. Và vừa sơ cứu vừa hướng dẫn cho bé cách làm tương tự cho những lần khác.

- Trước hết bạn cần sát trùng vết thương với oxy già hoặc là nước muối. Sau đó bạn nên băng vết thương lại bằng vải xô để cầm máu. Có thể thay bằng bông hoặc là vải sạch.

- Nếu vết thương có dị vật thì mẹ không nên cố lấy dị vật ra mà nên cố định chúng với vết thương bằng băng vải và đưa trẻ đến bệnh viện gấp.

- Nếu vết thương động đến mạch máu thì mẹ cần phải ấn chặt mạch ở phía trên vết thương để tránh mất máu hoặc buộc chặt lại bằng dây vải. Đồng thời, mẹ cũng băng bó chặt vết thương rồi chuyển gấp bé đến bệnh viện để xử lý. Đối với vết thương quá sâu mẹ cũng nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế kịp thời điều trị sau khi băng bó sơ cứu.

- Ngoài ra, nếu trẻ bị thương bởi những vật kim loại bị rỉ sét thì mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng để tránh các bệnh như uốn ván hay các chứng nhiễm trùng khác.

4. Sơ cứu khi bé nghẹn, hóc

Bé bị nghẹn hóc khi ăn uống thì cần phải nhanh chóng xử lý. Nếu để chậm bé có thể gặp nguy hiểm.

- Ngay khi bé bị hóc mẹ nên để bé nằm sấp ở trên đùi mình, đầu chúi thấp về phía trước, bụm tay lại và vỗ nhẹ trên lưng bé để thức ăn được đẩy ra.

- Nếu bé lớn hơn 3 tuổi thì mẹ có thể hướng dẫn cho bé đứng chúi đầu xuống sao cho đầu thấp hơn ngực. Sau đó mẹ nên vỗ vào giữa hai xương bả vai 4 đến 7 cái mạnh, dứt khoát.

Lưu ý:

- Cha mẹ không nên móc họng trẻ khi trẻ bị hóc. Vì làm như vậy không những không lấy được dị vật ra ngoài mà còn khiến cho vật hóc bị đẩy sâu vào trong hơn và gây trầy xướt, tổn thương cổ họng.

- Nếu trẻ bị hóc mà vẫn còn tỉnh táo và không khó thở thì nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để lấy dị vật ra ngoài.

- Nếu trẻ bị tím tái, khó thở… thì nên nhanh chóng can thiệp như trên trong khi đợi xe cấp cứu đến.

5. Sơ cứu bé bị điện giật

9471-so-cuu-1.jpg
Khi bé bị đện giật mẹ nên cực kỳ bình tĩnh để xử lý.

Trẻ bị điện giật là tai nạn nghiêm trọng, cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh để đưa con thoát ra khỏi sự nguy hiểm.

Đầu tiên mẹ nên cắt ngay nguồn điện hoặc nếu không thể thì nên cách ly bé ra khỏi nguồn điện ngay lập tức. Lúc này mẹ cần bình tĩnh, không nên quá vội vàng dẫn đến bị giật điện chung với con. Mẹ nên đứng trên vật cách điện và dùng các vật dụng cách điện như gỗ hay nhựa để tách bé ra.

Sau đó mẹ xem thử bé còn hô hấp bình thường không. Mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, đỡ cổ bằng một cái gối và hạ đầu bé xuống để bé không bị ngạt do nước dãi chảy ra. Đồng thời đặt co một đầu gối của bé lên.

- Nếu trẻ bất tỉnh và ngưng thở mẹ nên nhanh chóng hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để lấy lại hơi thở cho trẻ. Sau đó, ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp chuyên môn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI