3 bước xử lý nhanh khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa

Sặc cháo, sặc sữa là một trong những tai nạn khá phổ biến trong nhiều gia đình nuôi con nhỏ. Nếu không xử lý kịp thời, việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của trẻ.

banner ads

Trang bị kiến thức xử lý khi trẻ sặc sữa, cháo là điều quan trọng đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Dưới đây là những việc cần làm:

Bước 1:

18452-1-vo-lung.jpg

Khi trẻ sặc cháo hoặc sữa, ba mẹ nên đặt trẻ lên đùi và vỗ lưng trẻ. Ảnh internet

- Khi thấy trẻ có biểu hiện sặc sữa, cháo (sặc sụa, khó thở, tím tái…), ba mẹ ngay lập tức đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Trong trường hợp trẻ quá nặng, nên đặt bé nằm xuống đùi của ba mẹ.

- Dùng gót bàn tay vỗ mạnh liên tiếp 5 cái vào vùng lưng - giữa hai xương bả vai của trẻ.

- Quan sát nếu thấy trẻ hết tím tái, hết khóc thì nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Bước 2:

18453-2-an-nguc.jpg

Nếu vỗ lưng không hiệu quả nên chuyển sang ấn ngực. Ảnh internet

Nếu biện pháp vỗ lưng không mang tín hiệu tốt, không giúp trẻ hết tím tái thì chuyển sang động tác ấn ngực như sau:

Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở thì lặp lại động tác ấn ngực. Nếu thấy trẻ hồng hào, hết khó thở thì cần chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Bước 3:

18454-3-goi-xe-cap-cuu.jpg

Nếu trẻ ngưng thở nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa trẻ đi viện. Ảnh internet

- Nếu trẻ ngưng thở, ngưng tim cần nhanh chóng chuyển sang thổi ngạt, ấn tim kết hợp đưa đến cơ sở y tế gần nhất:

+ Thổi ngạt:Đặt trẻ nằm ngửa, đầu ngửa ra để đường thở thông thoáng. Ba mẹ hít một hơi thật sâu rồi áp miệng qua mũi và miệng của trẻ rồi thổi mạnh. Thổi liên tiếp 2 cái, nếu thấy lồng ngực trẻ có lên xuống thì mới đúng kỹ thuật.

+ Ấn tim:Hai ngón tay cái đặt chồng lên nhau, các ngón tay còn lại ôm ngực bé và đặt dưới đường nối hai vú. Bắt đầu ấn 100 lần/phút. Trường hợp kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim và 1 lần thổi ngạt.

Lưu ý

- Không dùng tay cho vào họng trẻ để móc dị vật ra vì điều này có thể làm cho dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng, làm trẻ khó thở hơn.

- Không ngừng ấn tim, thổi ngạt khi trên đường chuyển bé đến cơ sở y tế nhằm giúp não của trẻ không bị thiếu oxy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Phòng ngừa trẻ bị sặc sữa, cháo

- Không cho trẻ bú sữa, ăn cháo khi nằm, chạy nhảy, cười đùa, quấy khóc.

- Tránh bóp mũi, ép trẻ há miệng để đút thức ăn.

- Cho trẻ ăn, uống sữa từ từ, không la mắng, bắt trẻ ăn quá nhanh.

- Khi cho trẻ bú bình, nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới, đầu cao hơn chân, bình sữa dốc xuôi về phía núm vú.

- Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ, đủ mềm, đủ mịn.

- Không cho trẻ nằm ngửa ngay sau khi ăn để tránh bị sặc.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI