Giảm đau tầng sinh môn sau sinh với 10 cách cực đơn giản

Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ phải rạch tầng sinh môn để lấy em bé ra ngoài nhằm hạn chế những rủi ro không mong muốn, thì sau sinh, mẹ sẽ phải chịu những tổn thương, đau đớn một thời gian. Để giảm đau tầng sinh môn sau sinh mẹ có thể thực hiện theo những cách sau.

banner ads

  • Rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ: Những điều mẹ cần biết

1. Ngâm vùng kín trong nước ấm

Nước ấm sẽ giúp mẹ thư giãn

Nước ấm sẽ giúp sản phụ giảm đau đớn và thư giãn rất hiệu quả. Mỗi ngày, mẹ thực hiện ngâm vùng kín vào nước ấm 3 lần, mỗi lần ngâm từ 5 - 10 phút. Đặc biệt, là sau mỗi lần đi tiểu, nước sẽ làm sạch nước tiểu bám vào vùng kín nên nhờ đó cũng giảm đau đớn cho mẹ.

2. Hạn chế nằm ngửa

Khi nằm ngửa, trọng lực của cơ thể sẽ dồn lực xuống vùng đáy chậu nên mẹ sẽ bị đau nhức, khó chịu. Vì thế, mẹ nên hạn chế nằm ngủ với tư thế ngửa mà tốt nhất nằm nghiêng vừa giúp cho máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm đau đớn tầng sinh môn cho mẹ.

3. Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Sau sinh từ 1-3 ngày mẹ có thể chườm ấm hoặc lạnh để giảm đau

Sau sinh từ 1-3 ngày, mẹ có thể dùng túi đá lạnh đặt ở khu vực hai chân gần đáy chậu khoảng 10-15 phút. Hoặc, mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để chườm nóng cũng có tác dụng giảm đau tương tự, đồng thời giúp vết khâu tầng sinh môn mau chóng bình phục.

4. Cứ 3-4 giờ thay băng vệ sinh một lần

Sau sinh do sản dịch và ra nhiều máu nên mẹ sẽ phải thường xuyên sử dụng băng vệ sinh. Để tránh viêm nhiễm vùng kín đồng thời tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát, cứ 3-4 giờ mẹ nên thay băng vệ sinh một lần. Mỗi lần, thay băng mẹ nên dùng nước ấm để làm sạch vùng kín, sau đó lau khô mới mặc băng vệ sinh. Với cách này vùng kín sẽ luôn sạch sẽ, dễ chịu, mẹ sẽ không bị đau rát do sản dịch vùng kín làm nhiễm trùng vết khâu nữa.

5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày

Để cơ thể luôn sạch sẽ và thoải mái đồng thời phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm vùng kín, mẹ không nên kiêng tắm, gội một cách thiếu khoa học. Nếu không thể tắm nên dùng nước ấm lau khô người và thay quần áo mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý đến cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín sau sinh. Nên dùng nước ấm để làm sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh, hoặc sau mỗi lần đi tiểu. Sau khi làm vệ sinh mẹ dùng khăn mềm lau khô vùng kín, rồi mới được mặc băng vệ sinh.

Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày

Lưu ý: Mẹ nên tắm nhanh, không được ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, nên tránh những nơi có gió lùa mạnh và phải tắm bằng nước ấm, mặc quần áo dài tay.

6. Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ

Phụ nữ sau sinh, do những tổn thương trong quá trình mang thai và sinh con cộng với chế độ ăn thiếu chất xơ nên thường bị táo bón sau sinh. Táo bón khiến cho việc đi đại tiện của mẹ gặp không ít khó khăn. Mỗi lần, đi đại tiện phải dùng sức để rặn nên sẽ gây đau đớn cho vùng đáy chậu thậm chí có thể làm vết khâu tầng sinh môn bị chảy máu. Dođó mẹ nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung thực phẩm lợi khuẩn và không nên kiêng cữ thiếu khoa học. Bên cạnh đó, khi bị táo bón mẹ nên uống thật nhiều nước để giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

7. Không nên mặc quần áo bó sát

Chọn trang phục rộng rãi đặc biệt là nội y

Sau sinh mẹ nên chọn những bộ trang phục và nội y rộng rãi, thoáng mát đặc biệt là quần chíp. Mẹ nên chọn loại dành cho bà bầu để mặc, chất liệu thấm hút mồ hôi và thoáng mát càng tốt. Mặc quần áo bó sát sẽ khiến vết khâu bị cọ xát, có thể làm chảy máu, chưa kể đến mặc quần áo quá chật sẽ khiến vùng kín bí bách, không được khô thoáng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín phát triển, gây bệnh cho mẹ.

8. Thực hiện các động tác Kegel

Các động tác Kegel sẽ giúp cho vùng đáy chậu được chuyển động nhẹ nhàng, nhờ đó tăng lưu thông máu đến vùng bị rạch tầng sinh môn, giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành hơn. Hơn nữa, Kegel còn giúp rèn luyện các cơ vùng đáy chậu khỏe mạnh, có sức chống đỡ dẻo dai hơn. Bạn hãy bắt đầu bằng động tác đơn giản là nín tiểu chừng 10 giây, sau đó thả lỏng, lặp lại động tác này trong 20 lần sẽ có hiệu quả.

9. Hạn chế mang vác và làm việc nặng

Hạn chế làm việc nặng và vận động quá mạnh

Để vết khâu tầng sinh môn không bị chảy máu, sau sinh mẹ nên hạn chế mang vác đồ vật nặng và vận động mạnh. Những hoạt động này không chỉ khiến mẹ đau nhức cơ thể mà còn ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn, gây đau đớn cho mẹ.

10. Nhờ sự hỗ trợ của thuốc giảm đau

Trong trường nếu vết khâu tầng sinh môn gây đau đớn đến mức mẹ không thể chịu được, cách tốt nhất lúc này là nên dùng thuốc giảm đau dạng nhét hậu môn hoặc thuốc gây tê dạng xịt, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyết đối mẹ không được tự ý mua và sử dụng. Nếu mẹ cảm thấy quá đau đớn hãy báo cho bác sĩ biết để được hỗ trợ thêm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI