Rạch tầng sinh môn có ảnh hưởng đến khả năng "yêu" sau sinh?

Thủ thuật rạch tầng sinh môn lúc chuyện dạ đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, một số bà mẹ trẻ lại lo lắng nếu bị rạch tầng sinh môn sẽ khiến đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng sau sinh. Lợi ích của thủ thuật rạch tầng sinh môn lúc chuyển dạ

banner ads

Trong quá trình chuyển dạ, để giảm áp lực cho người mẹ và hạn chế những rủi ro không mong muốn cho sức khỏe em bé. Các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn nhằm mục đích mở rộng kích thước âm đạo để đầu em bé có thể ra ngoài nhanh nhất.

16727-sinh-con.jpg

Rạch tầng sinh môn giúp mẹ dễ dàng vượt cạn hơn

Ngoài ra, rạch tầng sinh môn còn giúp bảo vệ vòng cơ hậu môn sản phụ không bị rách. Vì nếu cơ hậu môn bị rách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trung tâm đáy chậu, khiến âm đạo bị nhão rất khó phục hồi sau sinh. Hơn nữa rách cơ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản phụ bị sa tử cung, sa âm đạo, trực tràng và bàng quang sau sinh.

Sau khi vừa sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn bằng chỉ thẩm mỹ nên không để lại sẹo. Tuy nhiên, để tránh vết thương bị nhiễm trùng, mẹ nên giữ vệ sinh và chăm sóc vùng kín thật cẩn thận. Theo đó, ba ngày đầu tiên sau sinh, mẹ nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch Povidine, rồi xả nhẹ bằng nước ấm dưới vòi hoa sen. Sau đó dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng vết thương để làm khô vùng kín.

Lưu ý: Mẹ nên chọn loại quần lót chất liệu mềm mại, mỏng và thấm mồ hôi tốt. Nếu có điều kiện nên mặc loại dùng một lần. Và cứ 3-4 giờ thay băng vệ sinh một lần. Nếu được chăm sóc kỹ càng thì sau 3-4 tuần vết thương sẽ phục hồi.

Rạch tầng sinh môn có ảnh hưởng đến khả năng "yêu"

- Sau sinh thường nếu bị rạch tầng sinh môn, người mẹ cần có thời gian để vết thương lành hẳn mới được sinh hoạt tình dục. Nếu sinh hoạt tình dục sớm, có thể gây tổn thương cho vết khâu tầng sinh môn, gây đau đớn cho sản phụ. Chưa kể đến quá trình giao hợp, vết khâu tầng sinh môn có bị chảy máu, bung chỉ và nhiễm khuẩn gây bưng mủ, khiến vết thương dễ để lại sẹo và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

16726-ngai-yeu.jpg

Sau sinh phụ nữ thường sợ "yêu"

- Hơn nữa với những phụ nữ sinh thường trong quá trình “vượt cạn”, các cơ xung quanh bàng quang, niệu đạo và âm đạo do bị áp lực quá lớn nên bị tổn thương và suy yếu. Và trong quá trình chuyển dạ âm đạo sẽ bị giãn rộng ra. Thông thường kích thước âm đạo của phụ nữ rộng khoảng 1,5 cm nhưng trong lúc vượt cạn sẽ mở rộng ra 10 cm và sau sinh là 3 cm. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc “yêu”, làm giảm hưng phấn và khoái cảm của cả hai giới trong quá trình giao hợp.

Cách hâm nóng “chuyện ấy” sau sinh

- Nếu vết thương chưa hoàn toàn bình phục và bạn chưa sẵn sàng để làm “chuyện ấy”, đừng ngại ngần trao đổi thẳng thắn với anh xã để được cảm thông và chia sẻ. Khi bạn đã sẵn sàng hãy bật đèn xanh để chàng biết nhé.

- Ngoài ra, sau sinh thường do thay đổi về nội tiết tố nên âm đạo người phụ nữ thường khô rát vì thế thường gây đau đớn khi giao hợp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em ngại gần gũi chồng. Cách tốt nhất nên bắt đầu bằng màn dạo đầu thật chậm hoặc có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gel bôi trơn để giảm đau khi “yêu”.

16728-cham-soc-em-be.jpg

Hãy chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con với chồng

- Tập bài Kegel để nhanh chóng thu hẹp kích thước “cô bé”, giúp các cơ âm đạo co giãn và đàn hồi tốt hơn.

- Hãy chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con với chồng hoặc nhờ người thân trông bé để bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tinh thần. Khi sức khỏe bình phục, tinh thần thoải mái thì “chuyện ấy” cũng sẽ dễ dàng hơn.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI