Dạy trẻ 3 tuổi những gì để giúp con phát triển toàn diện?

Hiện nay, các mẹ thường dạy con theo bản năng hoặc theo kinh nghiệm của người đi trước. Hoặc đôi khi có những tham khảo khác tiêu biểu nhưng sẽ không có hệ thống hay định hướng cụ thể. Dạy con theo cách này dù có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên sự giới hạn cũng vô tình làm hạn chế sự phát triển tối ưu của trẻ ở độ tuổi của mình. Chia sẻ liên quan sau đây sẽ cùng mẹ xem qua những cột mốc mà trẻ cần đạt được ở độ tuổi lên 3. Qua đó, chúng ta có sự định hướng kỹ lưỡng hơn trong việc dạy trẻ 3 tuổi, nhằm giúp con phát triển toàn diện nhất trong khả năng có thể.

banner ads

1. Dạ trẻ 3 tuổi những gì - Cha mẹ hãy dạy trẻ về cảm xúc, xã hội 

Liên quan đến việc dạy trẻ 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện, nếu đề cập việc dạy trẻ 3 tuổi về cảm xúc xã hội có vẻ như rất rộng lớn và chưa cần thiết ở độ tuổi này. Thực tế, việc dạy trẻ cảm xúc, xã hội có thể từ những điều cực kỳ đơn giản. Ở các độ tuổi khác nhau mẹ đều có thể thực hiện và ở độ tuổi lên 3 của con cũng vậy. Việc dạy con về cảm xúc, xã hội chúng ta có thể xem xét ở một số khía cạnh như dưới đây. 

Bé cho búp bê ăn
Dạy trẻ 3 tuổi nhận thức xã hội. Ảnh Internet 

Trẻ phải có khả năng bắt chước hành động của người lớn : Khủng hoảng tuổi lên ba với mong muốn làm người lớn khiến trẻ thích bắt chước các hành động của người lớn. Nếu trong nhà có ông bà mang kính đọc báo thì trẻ cũng mượn kính để được đọc báo, thậm chí một số bé còn cầm ngược tờ báo nhưng vẫn tỏ ra là mình đang làm đúng. Vì vậy, mẹ có thể tận dụng khả năng và tình trạng thực tế, đặc điểm độ tuổi của trẻ để dạy trẻ 3 tuổi những chữ cái đầu tiên từ giai đoạn này thông qua những hoạt động như vậy. Nhưng, dạy trẻ 3 tuổi học chữ cha mẹ cũng lưu ý rằng, chúng ta cũng chỉ dừng ở việc giới thiệu cho con nhận biết và làm quen chữ cái mà thôi. 

Trẻ có khả năng bày tỏ cảm xúc với những người xung quanh : Việc trẻ quan tâm, chia sẻ khi bạn buồn hay khi mẹ khóc là điều đáng khen ngợi. Trẻ làm theo những gì mà các thành viên trong nhà thường chăm sóc lẫn nhau, nên các thành viên trong nhà cũng nên lưu ý để hình thành cảm xúc chia sẻ, quan tâm cho trẻ. Trẻ 3 tuổi cũng đã biết bộc lộ cảm xúc của bản thân phong phú hơn thay vì khóc nhè, mè nheo như trước đó. Do đó, mẹ hãy quan sát để đồng hành, chia sẻ, lắng nghe để vun đầy cho con về mặt cảm xúc, giúp con học thêm được sự quan tâm, chu đáo để làm nền tảng cho việc hình thành tính cách tốt đẹp sau này. 

Trẻ xuất hiện tính sở hữu : Trẻ khẳng định và hiểu được các vật xung quanh là của trẻ. Thậm chí, một số trẻ còn "vô lý" đến mức sở hữu những điều không thể như "Bài hát này của con, bạn không được hát" hay "Mẹ là của con, không phải của em!". Thay vì giải thích thì mẹ hãy dạy trẻ 3 tuổi biết chia sẻ với bạn "Mẹ thấy bài hát này nếu được hát hai người sẽ hay hơn. Con thử đi!". Mẹ có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhau liên quan đến phản ứng của trẻ về việc sở hữu. Qua đó, mẹ có thể giúp trẻ đề cao sự chia sẻ, biết nghĩ đến người khác hơn. 

Trẻ có thể giao tiếp với người khác một cách rõ ràng hơn : Trẻ 3 tuổi đã có thể nói chuyện được với người lạ và họ có thể hiểu phần nào câu chuyện chứ không còn bập bẹ như trước đây. Chính vì thế mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng trẻ. Đây là cách giúp con biểu đạt rất tốt suy nghĩ của mình. Nhờ đó con cũng phát triển tốt hơn kỹ năng giao tiếp của mình với những người xung quanh, bớt rụt rè hơn. 

banner ads

2. Dạy trẻ 3 tuổi nhận thức vấn đề 

Bé gái chơi với búp bê
Trẻ chơi với búp bê để phát triển nhận thức - Ảnh Internet 

Trẻ 3 tuổi đã có thể "chơi giả vờ" với búp bê, các con vật. Trẻ xem các búp bê, con vật như những con người thật để trẻ đút cho ăn, cho búp bê đi ngủ cùng trẻ... Cuối 3 tuổi, trẻ bắt đầu chơi sắm vai với người để thõa mãn nhu cầu được là người lớn. Để khơi gợi sự tưởng tượng phong phú của trẻ, mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi giả vờ mà con yêu thích. 

Trẻ 3 tuổi đã có thể cầm bút hoặc bút màu vẽ theo mẹ những hình tròn đầu tiên. Dù trẻ vẽ chưa đẹp, chưa tròn nhưng mẹ hãy khuyến khích trẻ dùng bút màu để trẻ có hứng thú nhận diện hình dạng và màu sắc sau này. Mẹ có thể chuẩn bị giấy, bảng và bút cho trẻ để con thể hiện nét vẽ của mình. Cũng như khuyến khích để con thể hiện, bộc lộ sự tưởng tưởng nhân vật. Đây sẽ là nền tảng để giúp trẻ thể hiện hoặc bộc lộ bản thân hay khả năng của mình qua những hình vẽ tròn trịa hơn, câu chuyện đầy đủ hơn ở độ tuổi tiếp theo. 

Nếu trước đó, khi thấy một cuốn sách trẻ sẽ cắn, xé sách thì trẻ 3 tuổi có thể lật từng trang sách. Do đó, dựa vào sự quan tâm này, bố mẹ cần thường xuyên đọc sách cho con để trẻ để giúp con hình thành thói quen đọc sách .

Trẻ 3 tuổi đã có thể đóng mở nắp chai hoặc xoay mở cửa. Con quan sát tốt hơn trước để học cách giải quyết các vấn đề mình gặp phải. Vì vậy, cha mẹ cũng nên quan sát để dạy con cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhé. 

3. Dạy trẻ 3 tuổi phát triển thể chất

dạy trẻ 3 tuổi vận động
Dạy trẻ 3 tuổi vận động. Ảnh Internet

Ở tuổi này, trẻ khá hiếu động và thích leo trèo. Bố mẹ cần chú ý quan sát để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Nếu trước 3 tuổi trẻ thích đi cầu thang nhưng chỉ có thể đi một bậc hai chân thì lúc này trẻ đã có thể đi mỗi bậc một chân. Việc cha mẹ quan sát không chỉ để bảo đảm an toàn cho trẻ mà còn giúp trẻ biết cách di chuyển sao cho an toàn hơn. 

Thời điểm này cũng có thể tập chạy xe 3 bánh cho trẻ bởi năng lượng trong trẻ khá nhiều. Cha mẹ có thể cho con tập làm quen với xe thăng bằng. Đây là một cách rất tốt để trẻ không chỉ phát triển vận động và còn mạnh dạn và học cách quan sát, giữ thăng bằng rất tốt. 

4. Dạy trẻ 3 tuổi ngôn ngữ giao tiếp

Giai đoạn 3 tuổi trẻ hiểu được những giới từ chỉ vị trí như "bên trong, bên ngoài, trên, dưới" của các đồ vật. Mẹ có thể dạy trẻ 3 tuổi bằng cách yêu cầu trẻ thực hiện theo chỉ dẫn đơn giản của mẹ. 

dạy trẻ tự giới thiệu bản thân
Dạy trẻ tự giới thiệu bản thân - Ảnh Internet

Mẹ dạy trẻ 3 tuổi tự giới thiệu về bản thân mình những thông tin cơ bản như tên, học ở đâu, bao nhiêu tuổi cũng như tên và nghề nghiệp của bố mẹ.

Trẻ cũng có khả năng kể một câu chuyện ngắn hoặc kể lại một câu chuyện đã từng được nghe. Như vậy, mẹ nên khuyến khích con diễn đạt kể chuyện. Trong quá trình đó, cùng giúp đỡ trẻ để con hoàn thành những câu chuyện. Nhờ đó, mẹ sẽ giúp con phát triển hơn về kỹ năng biểu đạt ngôn từ lẫn cảm xúc và thể hiện suy nghĩ của mình. 

5. Dạy trẻ 3 tuổi kỹ năng sống

Bố mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi  các kỹ năng phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Các kỹ năng mà trẻ ở độ tuổi này cần và có thể đạt được như: kỹ năng tự lập , kỹ năng hợp tác với bạn bè, kỹ năng tự tin, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng quan hệ xã hội, tập quan sát... Trong mỗi kỹ năng, bố mẹ cần kiên nhẫn và nâng dần mức độ khó để trẻ phát triển toàn diện khả năng của bản thân. 

Kỹ năng hợp tác với bạn bè
Kỹ năng hợp tác với bạn bè. Ảnh Internet 

Có thể nói, để nắm được việc cần dạy trẻ 3 tuổi những gì cha mẹ cũng nên thực sự hiểu rõ đặc điểm của độ tuổi lên 3 nói chung, bản thân trẻ của mình nói riêng. Vì ngoài một số đặc điểm đặc trưng của độ tuổi, mỗi đứa trẻ có sự phát triển không đồng đều. Do đó, việc lưu ý những gì mà trẻ cần đạt được ở từng cột mốc thời gian trong độ tuổi sẽ giúp mẹ dạy con ở độ tuổi đạt được hiệu quả tối ưu. Trường hợp trẻ quá chậm thì cần đưa trẻ đi khám để có những can thiệp kịp thời mẹ nhé. 

Bích Thuộc & Như Hà

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI