Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng đầu đời

Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi là từ khóa được nhiều phụ huynh tìm kiếm, liên quan đến việc tìm hiểu cách dạy trẻ. Bởi ở độ tuổi này, trẻ xuất hiện khủng hoảng đầu đời, nhưng không phải mọi cha mẹ đều biết cách giúp con vượt qua. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn rất đau đầu, vì không hiểu tại sao trước đây trẻ ngoan ngoãn, mà gần đây lại có những hành vi và lời nói chống đối. Vậy làm thế nào để cùng con vượt qua khoảng thời gian này một cách bình yên và nhẹ nhàng? Mời cha mẹ cùng Yeutre.vn tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung dưới đây nhé. 

banner ads

1. "Khủng hoảng" tâm lý tuổi lên 3

Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi thường bướng bỉnh - Ảnh Internet

Để có phương pháp dạy trẻ lên 3 hiệu quả, phụ huynh cần nắm được những đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ ở giai đoạn này:

  • Khủng hoảng đầu đời của trẻ là khi trẻ lên ba tuổi, lúc này nhu cầu khám phá thế giới xung quanh bằng các trải nghiệm của bản thân đẩy lên cao.
  • Trẻ xuất hiện nhu cầu trở thành người lớn, bắt chước các hành động của người lớn. Tuy nhiên, năng lực hạn chế, nên bé tỏ vẻ chống đối và làm ngược lại những gì người lớn dạy.
  • Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu định hình cái tôi và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ mong muốn thể hiện cái tôi để khẳng định bản thân mình.

Theo nhà tâm lý học Lev Vưgotsky, thì trẻ lên 3 sẽ có các biểu hiện của sự khủng hoảng: chủ nghĩa tiêu cực, sự bướng bỉnh, sự ngoan cố, sự tự tiện, bạo động trong lời nói và hành động, chuyên quyền (bắt mọi người xung quanh làm theo ý mình) và khấu hao (những gì trẻ từng thích thì giờ trẻ không thích). Tuy nhiên, mức độ trẻ bướng bỉnh ở giai đoạn này phụ thuộc vào môi trường giáo dục, hay nói cách khác là phụ thuộc vào phương pháp dạy trẻ lên ba của các phụ huynh. Dưới đây là những phương pháp dạy trẻ 3 tuổi mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.

2. Những phương pháp dạy trẻ 3 tuổi

Mẹ khen trẻ
Bố mẹ hãy dành lời khen cho trẻ - Ảnh Internet
  • Trẻ thích khen hơn chê

Không chỉ trẻ mà người lớn chúng ta cũng thích được khen hơn là thích chê. Với khao khát được trở thành người lớn, lời khen như sự ghi nhận của người lớn về những gì mà trẻ đã làm được. Tuy nhiên, khen trẻ cũng cần cẩn trọng để tránh hiện tượng trẻ tự tôn, hoặc “con hát mẹ khen hay”. Với những chỗ trẻ chưa làm tốt có thể dùng “ nếu…thì… ”, ví dụ: “ Nếu con hát tự tin lên chút nữa thì mẹ nghĩ bài hát sẽ hay hơn ”.

  • Hỗ trợ chứ không làm giúp trẻ

Ở giai đoạn này, trẻ mong muốn mình làm mọi việc như người lớn có thể làm. Chính vì vậy, đôi khi trẻ bướng bỉnh dù khả năng chưa cho phép. Người lớn có thể phân công các công việc vừa sức với trẻ, cho trẻ lựa chọn các vật dụng hằng ngày của trẻ, để trẻ có thể trình bày quan điểm của mình. Trong các công việc, để hình thành tính tự lập cho trẻ người lớn chỉ hỗ trợ chứ không làm giúp trẻ.

  • Sử dụng các vật mẫu, vật thay thế

Hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này là hoạt động với đồ vật, hay nói cách khác là trẻ sẽ khám phá, tiếp thu kiến thức khi được chơi cùng độ vật. Không phải các đồ vật nào cũng thích hợp và an toàn cho trẻ. Chính vì vậy, người lớn có thể sử dụng các vật mẫu hoặc vật thay thế cho trẻ. Để trẻ học nấu ăn thì có thể sử dụng các loại dao nhỏ, không bén chuyên dùng cho trẻ em, để trẻ vừa phụ mẹ vừa tìm hiểu các loại rau củ quả. Ngoài ra, các trò chơi ghép hình, xâu chuỗi… sẽ giúp trẻ luyện tập sự khéo léo, tập trung và mẹ có thể dạy con tỉ ti thứ từ những trò chơi này.

Bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn - Ảnh Internet
  • Kiên nhẫn với các câu hỏi tại sao của trẻ

Nhiều gia đình luôn than phiền trẻ hỏi gì mà hỏi lắm thế? Chưa kể, có những câu hỏi mà ngay cả người lớn cũng không biết trả lời như thế nào cả. Phụ huynh chú ý, điều quan trọng nhất là thái độ của phụ huynh khi lắng nghe câu hỏi của trẻ, chứ không phải câu trả lời. Thậm chí, có thể nói “Bố không biết nữa, con thử suy nghĩ xem. Rồi trả lời bố biết!” Với cách này sẽ kích thích được trí tưởng tượng và óc quan sát, tò mò của trẻ.

  • Vừa học vừa chơi

Với trẻ 3 tuổi, việc ép trẻ học làm quen với màu sắc, các chữ cái hay con số đều khiến trẻ chống đối. Chính vì vậy việc kết hợp giữa học và chơi sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, giảm thiểu những khủng hoảng của độ tuổi này. Khả năng tư duy của trẻ đã phát triển vượt bậc, thể hiện qua việc điều khiển các bàn tay thực hiện các động tác. Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý dạy trẻ thực hiện các hoạt động phục vụ bản thân như: thắt dây giày, tự cầm đũa, cài khuy áo, đạp xe 3 bánh, bơi lội... Sự tập luyện này có lợi cho sự phát triển tư duy của giai đoạn này cũng như khi trẻ lớn lên. 

Khủng hoảng rồi cũng qua đi, tuy nhiên phụ huynh cần có sự chuẩn bị các phương pháp dạy trẻ 3 tuổi một cách cụ thể, để cùng con trải qua tuổi ấu thơ đáng nhớ. Làm cha mẹ không chỉ cần sự kiên nhẫn, mà cần cả sự hiểu biết khoa học, cụ thể từng giai đoạn con phát triển thế nào, là cách để giúp con phát triển toàn diện hơn.

Như Hà tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI