1. Chuẩn tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ Việt Nam
Theo như khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với một đứa trẻ khi mới sinh ra thì chiều cao trung bình với bé trai là 49,9 cm, cân nặng 3,3 kg; 49,1cm và 3,2 kg đối với bé gái.
- Đến 6 tháng tuổi, bé trai cần đạt 7,9 kg cân nặng và cao 67,6 cm; còn với bé gái là 65,7 cm cao và nặng 7,3 kg.
- Ở giai đoạn 1 tuổi, bé trai sẽ cao 75,7 cm và nặng 9,6 kg; trong khi bé gái nặng 8,9 kg và cao 74cm.
- Khi được 18 tháng tuổi, bé trai cao 82,3 cm và nặng 10,9 kg; bé gái: 80,7 cm và 10,2 kg.
- Đến 24 tháng tuổi, bé trai: 87,8 cm và 12,2 kg; bé gái: 86,4 cm và 11,5 kg.
- Sang đến 3 tuổi, bé trai: 96,1 cm và 14,3 kg; bé gái: 95,1 cm và 13,9 kg.
- Bé được 3,5 tuổi, bé trai: 99,9 cm và 15,3 kg; bé gái: 99 cm và 15 kg.
- Bé tròn 4 tuổi, bé trai: 103,3 cm và 16,3 kg; bé gái: 102,7 cm và 16,1 kg.
- Bé 4,5 tuổi, bé trai: 106,3 cm và 17,3 kg; bé gái: 106,2 cm và 17,2 kg.
- Và khi bé tròn 5 tuổi, bé trai: 110 cm và 18,3 kg; bé gái: 109,4 cm và 18,2 kg.
Theo lời G.S Nguyễn Thu Nhạn - Chủ tịch Hội Nhi khoa VN, trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng của trẻ em Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, đang có sự chênh lệch về bữa ăn giữa trẻ thành thị và nông thôn. Điển hình là trong khẩu phần ăn của trẻ em nông thôn thiếu các chất như: dầu, mỡ, rau, thịt, hải sản,…Ngược lại, trẻ em thành phố lại ăn quá nhiều thịt, và các chất béo khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em Việt Nam. Trong đó, đáng báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội với tỷ lệ 7,9% và TP.HCM là 22,7%.
2. Làm thế nào để cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ Việt Nam
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao trẻ
Đầu tiên, phải xem xét đến là yếu tố di truyền quyết định 23% chiều cao, 60- 65% là từ dinh dưỡng và 5-10% còn lại là tập luyện và vận động, chăm sóc giấc ngủ, môi trường, bệnh lý. Do đó, bé có đến 67% cơ hội để cải thiện tầm vóc nếu mẹ có kế hoạch chăm sóc và đầu tư vào các thời điểm "vàng" phát triển chiều cao cho bé ngay từ tuổi ấu thơ. Đặc biệt là giai đoạn từ 3 đến 12 tuổi - vì đây là thời kì bé có nhiều khả năng đạt mức chiều cao tối ưu trong tương lai.
2.2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và thay đổi khẩu phần ăn hợp lý cho bé
Việc bổ sung dinh dưỡng là một trong những yếu tố cần được bố mẹ ưu tiên cải thiện đầu tiên, nhất là canxi - vi chất quan trọng nhất trong việc phát triển chiều cao. Cơ thể trẻ sẽ hấp thu canxi tối đa khi có đủ lượng Vitamin D cần thiết.
Trẻ mẫu giáo Việt Nam cần hấp thu mỗi ngày ít nhất 500 – 800mg canxi, 5mcg Vitamin D, 3mg kẽm. Vì thế, ngoài khẩu phần ăn với các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rong biển, rau cải, yến mạch, các loại hạt,…thì bố mẹ không nên bỏ qua sữa, vì sữa chính là nguồn bổ sung canxi hiệu quả nhất cho bé.
Khẩu phần ăn cho bé cần đảm bảo dinh dưỡng vừa và đủ để có thể tăng chiều cao và cân nặng một cách cân đối. Thức ăn cần đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh. Trong đó, hải sản và thịt bò nên cho bé ăn mỗi tuần một lần là tốt nhất.
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều ngành nghề rất chú trọng về ngoại hình, đặc biệt là chiều cao. Do đó, chiều cao khiêm tốn thì đồng nghĩa với việc cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của bé khi trưởng thành có thể bị thu hẹp lại.
Hy vọng với bài viết chiều cao cân nặng của trẻ Việt Nam theo từng giai đoạn phát triển trên đây, sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ không đạt được thông số như mong đợi hay vượt quá mức chuẩn trên, nhất là với những bé dưới 3 tuổi, phụ huynh cần phải có sự điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé và tăng cường hoạt động ngoài trời để cải thiện thể trạng cho trẻ một cách tốt nhất.
Mai Lê tổng hợp