Cân nặng thai nhi 35 tuần và lưu ý quan trọng dành cho mẹ

Cân nặng thai nhi 35 tuần có nhiều thay đổi so với tuần 34 không? Cân nặng tuần này của con khoảng bao nhiêu? Hay mẹ cần lưu ý gì để đảm bảo cân nặng phát triển và duy trì ổn định? Đây là những thắc mắc chính mà hầu hết các mẹ bước vào tuần 35 của thai kỳ đều gặp phải. Với chia sẻ chi tiết sau đây, Yeutre.vn hy vọng sẽ giúp mẹ giải tỏa hầu hết những băn khoăn liên quan này. 

banner ads
Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi
Cân nặng thai nhi 35 tuần khoảng bao nhiêu là điều các mẹ bầu rất quan tâm. Ảnh Internet 

1. Cân nặng thai nhi 35 tuần khoảng bao nhiêu?

Cân nặng thai thai nhi 35 tuần khoảng từ 2.3kg - 2.7kg và chiều dài của con khoảng 46m-46.2cm.

Trung bình tuần này, cân nặng của thai nhi nằm ở mức 2.3kg và chiều dài trung bình khoảng 46cm. Con to bằng cỡ quả dứa hoặc quả dưa lưới.

So với tuần 34, trung bình thai nhi sẽ tăng khoảng 100g và khoảng 1cm.

Thai 35 tuần con to bằng quả dứa
Ở tuần 35, thai nhi to bằng cỡ quả dứa. Ảnh Internet 

2. Cân nặng chuẩn thai nhi 35 tuần

2.1. Về cân nặng chuẩn thai nhi 35 tuần

Để theo dõi cân nặng của thai nhi nói chung, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần được thiết lập theo WHO. Đây là một trong những cơ sở để mẹ bầu có thể tham khảo, biết được ở các tuần thai, em bé có cân nặng thế nào.

Cụ thể bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần như dưới đây: 

Bảng cân nặng thai nhi
Bảng cân nặng chuẩn thai nhi theo WHO 

Tuy nhiên, liên quan đến cân nặng thai nhi , có thể cân nặng em bé của mẹ sẽ không sát với bảng chuẩn này. Cân nặng qua siêu âm mà mẹ được biết có thể chênh lệch với bảng chuẩn, thậm chí là khác với các em bé khác cùng tuần tuổi. Dầu vậy, điều này không quá nghiêm trọng, trừ phi khoảng cách chênh lệch là quá lớn.

Trong trường hợp chênh lệch cân nặng lớn thì hoặc có thể rơi vào tình trạng thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai hoặc tăng cân quá mức. Cả hai trường hợp đều không tốt cho em bé. Vì:

  • Thai nhi nhẹ cân có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc suy dinh dưỡng sau khi sinh. Bé sau khi chào đời cũng dễ mắc các bệnh như hạ đường huyết, bệnh về đường hô hấp, hay ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
  • Thai nhi tăng cân quá mức có thể ảnh hưởng đến phương pháp sinh con của mẹ, khó khăn khi sinh nở, liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc béo phì. Thai nhi quá to khi sinh ra cũng có thể đối diện các nguy cơ khác về sứ khỏe như hạ đường huyết, suy hô hấp, suy tim, hạ thân nhiệt,... 
Bụng bầu to
Thai nhi tăng cân quá mức cũng không tốt. Ảnh Internet 

Dù là trường hợp nào, việc chênh lệch quá lớn về cân nặng so với tuổi của thai nhi đều cần phải được cải thiện điều chỉnh. Việc cải thiện điều chỉnh này sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng cụ thể mà bác sỹ có thể dự đoán được, qua thăm khám sức khỏe thai kỳ của mẹ.

Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi gồm các yếu tố nào? Chúng ta cùng theo dõi tiếp ngay sau đây nhé.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Di truyền
  • Cân nặng và vóc dáng của mẹ: Vóc dáng mẹ, thậm chí cả cha mẹ đều có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Ví dụ, ba mẹ vóc dáng nhỏ, thấp thì cân nặng của thai nhi có thể thấp hơn so với chuẩn, mặc dù con vẫn phát triển tốt, ổn định và tăng cân đều đặn. 
  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai: Dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của cả mẹ và bé. Một chế độ ăn uống lành mạnh thường giúp cho cân nặng của con và mẹ được duy trì ổn định, trong khi đó, một kế hoạch ăn uống không cân bằng có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân hoặc tăng cân không ổn định. 
  • Mức độ tăng cân trong thai kỳ: Tăng cân đều trong thai kỳ sẽ không làm ảnh hưởng nhiều hay bất thường đến cân nặng của thai nhi. 
  • Số lượng thai nhi: Mẹ mang đa thai thì các thai nhi cũng có cân nặng khác với thai đơn. 
  • Bệnh lý trong thai kỳ: Theo các chuyên gia và bác sỹ chuyên khoa, mẹ mắc bệnh tiểu đường thì em bé phần lớn là có cân nặng nhiều hơ so với chuẩn ở mức chênh lệch lớn, thấy khá rõ ràng. Trong khi, một số bệnh lý khác trong thai kỳ lại có thể ảnh hưởng hay làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng tối đa của thai nhi từ mẹ dẫn đến nhẹ cân so với chuẩn và mức này cũng chênh lệch thấy rõ. 
  • Tuổi của mẹ: Mẹ lớn tuổi trên 40 tuổi chẳng hạn, khi mang thai thì nguy cơ thai nhi nhẹ cân cao hơn so với các độ tuổi nhỏ hơn. 

Nếu gặp bất thường về cân nặng khi thai 35 tuần , bác sỹ sẽ thông báo cho mẹ và đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chủ động luôn giữ và chăm sóc sức khỏe thật tốt, sinh hoạt điều độ khoa học để con tăng cân đều và mẹ thì luôn khỏe khoắn. 

Mang thai đôi
Cân nặng của thai nhi ở trường hợp song thai cũng khác với thai đơn. Ảnh Internet 

3. Lưu ý dành cho mẹ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt

Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng liên quan đến sức khỏe và cân nặng của cả mẹ lẫn bé trong thai kỳ. Vì vậy để duy trì cân nặng ổn định, tăng đều, bé nhận đủ dinh dưỡng và mẹ luôn khỏe khoắn ở tuần 35, mẹ nên chú ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình thật chỉn chu và khoa học.

3.1. Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu khi thai 35 tuần

  • Tăng cường thực phẩm giàu đạm : Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu , thực đơn gồm các thực phẩm giàu đạm luôn được quan tâm. Dù thế, ở tuần 35, mẹ có thể tăng cường lượng đạm để bổ sung đủ chất trong giai đoạn bé đang lớn nhanh và mẹ cũng cần thật khỏe để chuẩn bị cho ngày vượt cạn càng lúc càng đến gần. Bổ sung thêm đạm cũng giúp đảm bảo bé không bị thiếu chất.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây : Có thể khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ đã nhiều rau và trái cây, song tuần này mẹ cũng có thể tăng cường rất có lợi cho cả mẹ và bé. Dùng nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp bổ sung đủ vitamin khoáng chất cho thai nhi, trong khi đó mẹ cũng phòng tránh được bệnh táo bón khi mang thai, nhất là khi càng về cuối thai kỳ, tình trạng táo bón, hay các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, chứng ợ nóng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. 
Bà bầu ăn rau xanh
Mẹ nên tăng cường rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Ảnh Internet
  • Tận dụng các thực phẩm giàu canxi, sắt và các khoáng chất khác : Các chất này đều rất cần cho cả mẹ và bé. Ví dụ như con cần đủ canxi để thêm chắc khỏe về hệ xương, mẹ cũng cần canxi và sắt để tăng lưu thông máu, duy trì sự dẻo dai cần thiết cho quá trình sinh nở và mau hồi hồi phục sau sinh.
  • Uống nhiều nước : Uống nước đầy đủ trong thai kỳ rất quan trọng. Vì vậy mẹ luôn lưu ý bảo đảm uống đủ nước hàng ngày. Trung bình mẹ bầu cần uống khoảng 2,5 lít nước/ ngày. Tuy nhiên cũng có mẹ cần phải uống đến 3 lít/ ngày tùy theo thể trạng và tình trạng sức khỏe thai kỳ cũng như nước ối.
  • Dùng các loại hạt : Các loại hạt rất tốt cho sức khỏe thai kỳ nên mẹ có thể dùng chúng để ăn vặt rất có lợi. Các loại hạt nhiều chất mẹ có thể dùng như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí đỏ hay hạt điều. Mỗi lần mẹ chỉ cần dùng vài hạt là được. 
Hạt dẻ cười
Mẹ nên dùng các loại hạt làm thức ăn vặt lành mạnh rất tốt. Ảnh Internet 

3.2. Sinh hoạt

  • Ngủ đủ giấc, tranh thủ ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Không thức khuya.
  • Nói không với stress
  • Không làm việc nặng
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, các bài tập yoga cho bà bầu hoặc bơi lội nếu trước đó mẹ thường bơi lội.
  • Sinh hoạt vợ chồng nhẹ nhàng và tránh các tư thế có thể ảnh hưởng đến bụng bầu.

Cân nặng thai nhi 35 tuần mặc dù là yếu tố rất quan trọng cần phải quan tâm, song mẹ cũng không nên để bản thân chịu áp lực nhiều về điều này. Như chúng ta cũng thấy, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Hơn nữa, mỗi em bé có thể sẽ có một chuẩn cân nặng khác nhau mà không đồng đều. Điều quan trọng nhất là mẹ chăm sóc thai kỳ khoa học, kỹ lưỡng, tâm trạng thật thoải mái để có một tuần thai thật nhẹ nhàng, con phát triển tốt còn mẹ thì luôn đầy năng lượng tích cực, mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: The Bump, What to Expect, American Pregnancy

Cát Lâm tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI