Thai 35 tuần - thời điểm mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để tránh những rủi ro có thể xảy đến

Thai 35 tuần tuổi là thời điểm mẹ bầu đã chính thức bước sang một hành trình mới, những đoạn đường gần cuối cùng của giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Thế nên, ít nhiều mẹ đã tích lũy được cho bản thân một chút kinh nghiệm, cũng như có sự chuẩn bị cần thiết cho ngày lâm bồn tới gần rồi phải không nhỉ! Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải chắc chắn có một thai kỳ khỏe mạnh đến cùng, hết sức lưu ý những điều bất thường của cơ thể dù là nhỏ nhất, để tránh những rủi ro xảy ra có thể xảy đến với bé yêu của mình. 

banner ads

1. Những thay đổi của bé khi thai 35 tuần tuổi

Thai 35 tuần tuổi cơ bản đã phát triển khá hoàn thiện, phổi của bé đã có thể hô hấp ở môi trường bên ngoài. Bé đang “rụng” dần lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bên cạnh đó, thận của bé cũng đã phát triển đầy đủ, gan cũng đã có thể xử lý một số chất thải. Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển để tạo dựng lên một hình hài hoàn thiện. Da bé bớt đỏ và căng ra giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Nói chung, các phát triển thể chất của bé đã hoàn tất, trong những tuần tiếp theo bé chủ yếu thay đổi về cân nặng mà thôi.

Cân nặng của bé lúc này khoảng từ 2,7 - 2,8 kg và chiều dài cơ thể vào khoảng 50 cm. Bé có thể lên cân thêm đến 0,5 kg ngay trong tuần này. Bạn có thể nhìn thấy lúc siêu âm, bé cưng của mình đáng yêu thêm bao nhiêu. Ở thời điểm này, bé cần được định vị đúng với tư thế đầu quay xuống hướng về phía cổ tử cung và âm đạo. Đến 97% trẻ sơ sinh đạt được tư thế này khi thai 35 tuần, tuy nhiên vẫn có những bé nằm ở tư thế sinh ngược, nghĩa là tư thế mà mông hoặc chân sẽ được ra ngoài đầu tiên. Nếu bé vẫn ở tư thế này, mẹ có tỷ lệ cao là phải sinh mổ.

Thai 35 tuần bé đã quay đầu xuống để sẵn sàng chào đời
Thai 35 tuần bé đã quay đầu xuống để sẵn sàng chào đời - Ảnh Internet

Nếu mẹ chưa trò chuyện nhiều với bé trong thai kỳ thì đây là thời điểm rất thích hợp để tăng cường, bởi khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ khi thai 35 tuần. Vào cuối tuần này và đầu tuần 36 bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng nên mẹ không cần lo lắng về nguy cơ sinh non. Bởi 99% trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì lớn do phổi bé đã phát triển hoàn thiện và đã sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì nước ối.

2. Thai 35 tuần - mẹ nên lưu ý những điều gì để tránh rủi ro cho con?

Bước sang tuần thai 35, bạn vẫn phải chịu đựng chứng đau đầu chóng mặt. Nguyên nhân của các triệu chứng này là do thai nhi trong bụng quá lớn, chèn ép lên các dây thần kinh cũng như mạch máu làm giảm độ lưu thông của máu lên não. Bạn lưu ý, không nên thay đổi tư thế đột ngột để tránh bị té ngã, sẽ nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi nhé!

Ngoài ra có thể bạn sẽ giặp phải các bệnh về răng miệng cũng là một điểm mà bạn cần lưu ý khi mang thai 35 tuần. Do các hormone thai nghén, một số vi khuẩn đường miệng hoạt động tích cực gây ra các vấn đề cho răng miệng của bạn, đặc biệt là viêm lợi. Bạn nên chú ý đến cách chăm sóc răng miệng một chút, thay bàn chải đánh răng, loại kem đánh răng phù hợp là một trong những cách đơn giản nhất để giảm, tránh nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh các bệnh về răng miệng mẹ nhé
Vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh các bệnh về răng miệng mẹ nhé - Ảnh Internet

Bàng quang bị áp lực từ bé nên bạn phải đi vệ sinh với tần suất nhiều hơn. Bạn không tránh khỏi trường hợp thỉnh thoảng sẽ phải giật thót vì cảm giác “điện giật” bất ngờ ở bàng quang, cảm giác là không xong rồi, bạn sắp đi ra quần tới nơi. Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và mẹ bầu có thể sinh sớm hơn nhiều so với ngày dự sinh.

Hiện tượng phù chân, mắt các chân, đặc biệt là nếu kèm theo các dấu hiệu đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng,..thì đấy có thể là những dấu hiệu của việc tăng huyết áp thai kỳ. Các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu thường gặp của mẹ bầu, nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ, do đó bạn đừng chủ quan nhé. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu dữ dội và xảy ra thường xuyên, ăn uống kém, bàn tay và mặt sưng phù bất thường, đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra do huyết áp quá cao trong khi mang thai). 

Đau đầu dữ dội cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe của mẹ
Đau đầu dữ dội cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe của mẹ - Ảnh Internet

Bạn cũng cần lưu ý rằng trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần tăng khoảng 5 - 6 kg để đảm bảo đủ chất cho sự phát triển cũng như mức tăng cân của bé. Nhưng, bạn cũng cần hết sức chú ý trong việc “nạp” thức ăn cho cơ thể, để tránh các nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phù nề hoặc tăng cân quá mức khi mang thai.

Bạn nên kiểm tra các cử động của em bé ba lần một ngày, vào buổi sáng buổi trưa và buổi tối. Kiểm tra đồng hồ và bắt đầu đếm số lần cử động của em bé cho đến khi bạn đạt đến mười. Nếu vào cuối giờ bạn chưa cảm thấy ít nhất 10 chuyển động, hãy ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống nước trái cây, nằm xuống và tiếp tục đếm. Khi thai máy yếu hoặc không máy thì đi khám liền vì đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Một lưu ý cho mẹ mang thai 35 tuần là nếu mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, dù là đứng lên hay ngồi xuống đều cảm thấy chóng mặt, thì nên đi khám để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân lẫn thai nhi nhé.

Mẹ cần nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi quá sức không tốt cho cả mẹ và bé
Mẹ cần nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi quá sức không tốt cho cả mẹ và bé - Ảnh Internet

3. Lời khuyên cho mẹ mang thai 35 tuần

Bạn nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi sinh ở bệnh viện. Ngoài ra, bạn cũng nên mua sắm quần áo, trang thiết bị và những vật dụng cần thiết cho bé. Bạn cũng nên mua miếng lót ngực hoặc áo ngực dành cho bà bầu vì ngực bạn bắt đầu ra sữa non. Vài tuần tiếp theo, bạn sẽ rất bận rộn vì ngày chuyển dạ đang dần đến gần. Do đó, bạn sẽ không có thời gian để ngủ hoặc sắp xếp những công việc gia đình. Hãy tận dụng thời gian này để lên kế hoạch cho những ngày sắp đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian để tìm một y tá để chăm sóc sức khỏe cho bé.

Thai 35 tuần bạn cũng nên chuẩn bị các những vật dụng cá nhân cần thiết như như xà phòng, bàn chải đánh răng… để không phải bối rối khi đến ngày chuyển dạ. Đây là thời điểm mà bé đang phát triển nhanh chóng, do đó bạn cần phải ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chất đạm và canxi để phòng ngừa thiếu máu. Tử cung mở rộng tạo áp lực lên dạ dày khiến bạn thường xuyên thấy khó chịu, do đó dễ ảnh hưởng đến các thói quen ăn uống của bạn. Hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn một bữa quá no để tránh chứng khó tiêu và đau dạ dày.

Đi khám đều tránh những rủi ro nguy hiểm đến bé cưng khi mang thai 35 tuần
Đi khám đều tránh những rủi ro nguy hiểm đến bé cưng khi mang thai 35 tuần - Ảnh Internet

Các bác sĩ khuyên các bà mẹ đang mang thai nên tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp. Đi bộ và bơi lội đều là những bài tập tuyệt vời, tuy nhiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập nhé.

Thai 35 tuần là thời điểm đánh dấu một mốc quan trọng trong hành trình phát triển kỳ diệu của bé. Chỉ cần trải qua tuần này nữa là bé sẽ được coi là đủ tháng rồi. 35 tuần - thời điểm bé đã phát triển khá hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình ra khỏi tử cung của mẹ, để hòa mình vào thế giới bên ngoài muôn màu, rộng lớn. 

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI