1. Đặc điểm của thai 30 tuần tuổi
Thai tuần thứ 30, là khi bé đã bước vào giai đoạn tăng tốc phát triển về cả cân nặng lẫn chiều dài. Theo chỉ số siêu âm chuẩn, thai nhi ở tuần này thường nặng khoảng từ 1,3 – 1,6 kg và dài hơn 40cm. Khác với các tuần trước đó, thai 30 tuần đã có thể quay đầu từ hướng ngay sang hướng kia. Thân hình và khuôn mặt của bé đã rõ nét hơn. Đây cũng là lúc bé bắt đầu hiếu động, ngọ nguậy nhiều hơn.
Bước vào giai đoạn này, đầu của bé càng ngày càng to, não bộ “lớn” rất nhanh, kích thước vòng đầu cũng tăng trưởng không ngừng để kịp đáp ứng. Đồng thời để chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau này, bé sẽ bắt chước các động tác thở bằng cách chuyển động liên tục cơ hoành của mình.
Cũng trong tuần 30, lông tơ của bé dần biến mất. Các lớp chất béo tích tụ dần cưới da cũng là lúc cơ thể đang từng bước hoàn thiện. Nếu là bé trai, tinh hoàn đã di chuyển từ gần thận về háng. Nếu là bé gái, âm vật “nhô” lên bởi hai môi (môi lớn, môi bé) của âm vật chưa đủ lớn để che đi. Quá trình này sẽ tiếp tục hoàn thiện dần trước vài tuần khi sinh.
2. Thai 30 tuần đã quay đầu chưa?
Thai nhi quay đầu là một biểu hiện và là giai đoạn rất quan trọng. Khi đó, đầu của bé sẽ hướng xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ và tạo áp lực lên tử cung. Khi chuẩn bị sinh, tử cung dần mở, càng rộng càng gây ra những cơn co thắt. Khả năng những “thiên thần” sẽ chào đời với tư thế tự nhiên, dễ dàng và an toàn.
Theo các chuyên gia cho biết, thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Nó còn phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai, cụ thể:
- Mẹ mang thai lần đầu: Với những mẹ khi lần đầu mang thai thường tử cung và xương chậu chưa bị ảnh hưởng nên thường từ tuần thứ 34, 35 thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu.
- Mẹ mang thai lần hai: Với các mẹ mang thai lần hai sẽ quay đầu muộn hơn, từ tuần thứ 36 hoặc 37.
Song, vẫn có rất nhiều trường hợp ở tuần thứ 28 thai nhi đã có dấu hiệu ngôi đầu. Vậy nên, tốt nhất các mẹ nên đi siêu âm để có thể xác định chính xác thai nhi đã thực sự quay đầu hay chưa. Bên cạnh đó, thông qua việc theo dõi thai máy , vị trí cử động của chân tay bé, mẹ cũng có thể dự đoán được điều này.
3. Các loại ngôi thai thường gặp khi thai nhi 30 tuần
Thông thường mẹ nào mang thai thì đến gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ chuẩn bị quay đầu và chỉ quay đầu duy nhất 1 lần và giữ tới khi sinh. Thế nhưng, không hẳn tất cả các trường hợp thai 30 tuần đều quay đầu đúng thời điểm. Thậm chí có những bé còn không chịu quay đầu, gây ngôi thai ngược, làm cản trở quá trình sinh thường.
Để bớt lo lắng, các mẹ cần xác định được thời điểm lẫn kiểu ngôi thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như lựa chọn phương pháp sinh phù hợp, an toàn nhất. Dưới đây là các kiểu ngôi thai thường gặp:
3.1. Thai ngôi đầu
Đây là kiểu ngôi thai thông thường, khi ấy mẹ sẽ nhận thấy thai có tư thế hướng đầu xuống âm đạo, mông hướng về phía ngực của mình. Bên cạnh ngôi đầu thì ngôi mặt hay ngôi chỏm đều là tư thế thuận lợi, nếu bé không quá nặng cân thì các mẹ hoàn toàn có thể chọn sinh thường .
3.2. Thai ngôi mông
Nếu bé không ngôi đầu mà thay vào đó ngôi mông xuống dưới âm đạo thì mẹ nên chuẩn bị tâm thế vì thường như vậy sẽ khó sinh hơn. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, kích thước, cân nặng của thai nhi rồi khuyên mẹ nên chọn hình thức sinh nào.
3.3. Thai ngôi xiên hoặc ngôi ngang
Ngôi xiên hoặc ngôi ngang là tư thế mà lưng thai nhi hướng xuống dưới, một bên của bả vai chạm “cửa ra”. Với ngôi thai này, các bác sĩ cho biết các bộ phận của bé dường như đều rất lớn, nếu bác sĩ sờ trúng được vào vai của bé thì không còn cách nào khác ngoài việc sinh mổ .
4. Làm thế nào để thai 30 tuần quay đầu
Nhiều bố mẹ lo lắng không biết thai 30 tuần chưa quay đầu có sao không? Hoàn toàn không có vấn đề gì các mẹ nhé! Hãy cô gắng nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất chờ đến khi 3 – 4 tuần nữa chưa quay đầu thì hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Để thai quay đúng thời điểm các mẹ nên thực hiện theo một số gợi ý sau:
4.1. Các bài tập thể dục
Không khuyến khích các hoạt động mạnh nhưng những bài tập nhẹ nhàng như yoga cho mẹ bầu , đi bộ hay bơi lội thì các mẹ nên thử sẽ giúp quá trình sinh dễ dàng hơn. Thường xuyên nhấn mạnh vào tay, chân và hông từ khi thai 30 – 37 tuần. Như vậy sẽ khiến cho vùng hông mẹ nở, khi chuyển dạ sẽ không bị đau. Không những thế, các bài tập này còn tăng đề kháng, thư giãn và hạn chế đau cơ bắp cho mẹ.
4.2. Giơ chân cao
Việc mẹ bầu thường xuyên tập luyện đưa chân lên cao có thể đem lại hiệu quả cao trong việc có được ngôi thai thuận lợi. Mẹ chỉ cần giơ cao chân, cơ thể dốc xuống và thai nhi sẽ di chuyển sang phía cao hơn. Khi thai bắt đầu được 30 tuần tuổi thì nên thực hiện tư thế này đều đặn mỗi ngày. Nhưng lưu ý để không bị trào ngược dạ dày, bạn nên tránh tập sau khi vừa ăn no xong.
4.4. Nằm nghiêng
Nếu bạn nghĩ nằm nghiêng sẽ khiến em bé bị lệch sang một bên thì điều này hoàn toàn sai lầm. Nằm nghiêng có tác dụng giảm áp lực, dễ dàng lưu thông máu và oxi. Thêm vào đó, sự xoay chuyển của bé cũng rất dễ dàng. Bạn cũng lưu ý rằng tư thế nằm trong thai kỳ rất quan trọng, thường thì nằm nghiêng bên trái được cho là vị trí tốt nhất cho các bà bầu. Theo đó, nằm nghiêng cũng chính là cách để thai nhi quay đầu đúng thời điểm.
4.3. Ngồi đúng tư thế
Khi chưa có ngôi thai đúng vị trí, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như chú ý đến tư thế ngồi . Không nên ngồi quá nhiều ở một chỗ, nên đi lại và vận động thường xuyên. Để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi, lúc ngồi mẹ có thể kê thêm một chiếc gối ở phía dưới. Điều này vừa làm cơ thể thấy thoải mái vừa giúp thai nhi thuận lợi quay đầu hơn.
4.5. Cho con nghe nhạc
Như đã nói, thai 30 tuần thì thính giác đã phát triển tốt hơn. Bé đã nghe được những âm thanh từ bên ngoài. Vậy nên, mẹ có thể tập cho bé nghe nhạc từ bây giờ. Hãy áp thai nghe hoặc loa vào phần bụng dưới và trò chuyện với con bạn mỗi ngày. Khi phát hiện nơi có âm thanh, bé sẽ di chuyển về hướng đó, từ đó việc quay đầu cũng thuận tiện.
Ngoài ra, thai trong giai đoạn này đang cần nhiều dưỡng chất để phát triển. Vì thế, mẹ cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Mẹ chú ý nạp đủ lượng khoáng chất và vitamin. Trong đó Omega-3 là chất cần thiết có lợi cho sự phát triển não bộ của bé (Omega-3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu cá, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu cá,…). Cùng rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, và canxi để xương chắc khỏe từ trong bụng mẹ. Mẹ cũng cần bổ sung cho cơ thể đủ chất sắt giúp sản sinh các tế bào hồng cầu cho quá trình tạo máu ở thai nhi.
Sự theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển và tư thế của thai nhi là vô cùng cần thiết. Thai ở tuần 30 là lúc mẹ bước sang tam cá nguyệt cuối cùng và chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp đến. Các mẹ hãy trang bị thật tốt những thông tin cần thiết, trong đó có cả những chia sẻ liên quan đến vị trí ngôi thai, thời điểm quay đầu và đặc điểm phát triển của con ở thời gian này, như Chuyên mục Mang thai đã chia sẻ ở trên, để công cuộc “vượt cạn” sắp tới sẽ mẹ tròn con vuông bạn nhé!
Nguyễn Diên tổng hợp