Cách phòng tránh 5 căn bệnh thường gặp khi trẻ đi bơi

Theo các chuyên gia sức khỏe, bơi lội có tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, tim mạch, khớp và các cơ... giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về da, hô hấp…

banner ads

1. Các bệnh trẻ có thể mắc phải khi đi bơi

Bệnh về mắt

34363-deo-kinh.jpg

Cho trẻ đeo kính khi đi bơi để tránh các bệnh về mắt

banner ads

Hồ bơi là nơi tập trung khá nhiều vi khuẩn, chưa kể đến nước hồ bơi được xử lý bằng hóa chất nên khi trẻ đi bơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh về mắt. Ngoài ra, đây còn là nơi có nhiều người nên có thể có những người mang mầm bệnh đau mắt phát tán trong nguồn nước. Khi trẻ đi bơi có thể tiếp xúc với vi khuẩn này dẫn đến bị đau mắt là điều khó tránh khỏi.

Bệnh tai mũi họng

Trong quá trình bơi trẻ có thể uống nước hoặc sặc nước, trực tiếp đưa vi khuẩn vào mũi, khoang miệng, xoang và họng gây các bệnh về đường hô hấp, tai, mũi họng. Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị nhiễm vi trùng não mô cầu có thể dẫn đến tử vong nhanh, do nhiễm trùng huyết.

Bệnh về đường tiêu hóa

34362-boi-loi.jpg

Đi bơi trẻ dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa

Nguồn nước là nơi có nhiều vi khuẩn, có thể chứa mầm bệnh gây tiêu chảy ở trẻ. Đi bơi ở những nơi kém vệ sinh cũng dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh tiêu chảy.

Bệnh về da

Nguồn nước hồ bơi được sử dụng chất clo để lọc, tẩy nước, hàm lượng clo cao có thể gây hại cho da bé. Chưa kể đến, trẻ có thể lây nhiễm các bệnh ngoài da từ những người bị bệnh cùng bơi chung với bé. Ngoài ra, nếu bơi dưới ánh nắng gay gắt cũng làm tổn thương da bé.

Trẻ có thể bị ngạt nước, chuột rút

34365-em-be-boi1.jpg

Trẻ dễ bị đuối nước do chuột rút

Trong quá trình bơi trẻ có thể bị ngạt nước hoặc chuột rút rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé. Do đó, người lớn cần giám sát bé trong suốt quá trình trẻ tập bơi.

2. Cách phòng tránh bệnh cho bé khi đi bơi

- Nên chọn những hồ bơi đạt tiểu chuẩn vệ sinh, những nơi ít người càng tốt bằng cách quan sát màu nước và đáy bể. Nếu màu nước không trong, đáy có rong rêu và nước có mùi lạ thì không nên cho bé bơi. Vì những hồ bơi này thường có nhiều vi khuẩn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé.

34364-em-be-boi.jpg

Không cho bé ngâm mình dưới nước quá lâu

- Nên cho trẻ đi học các lớp bơi chuyên nghiệp để bé thuần thục các thao tác bơi, bơi đúng kỹ thuật để hạn chế bớt rủi ro có thể xảy ra với trẻ.

- Khi đi bơi nên cho trẻ đeo kính, mũ và bôi kem chống nắng cho bé để phòng bệnh ngoài da và các bệnh về mắt.

- Trẻ dưới 5 tuổi không được cho bé ngâm mình dưới nước quá 30 phút, trẻ 5 tuổi chỉ được ngâm mình dưới nước 1 giờ đồng hồ.

- Các bậc phụ huynh nên giám sát bé trong suốt quá trình bơi để phát hiện và sơ cứu kịp thời khi gặp tai nạn bất ngờ.

34366-hoc-boi.jpg

Nên cho trẻ học các khóa về bơi lội có bài bản

- Không được cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói khi đi bơi.

- Trước khi xuống hồ bơi, trẻ phải khởi động từ 10 -15 phút.

- Trẻ chỉ được bơi ở khu vực nước nông, tránh khu vực nước sâu trẻ có thể bị sặc hoặc đuối nước.

- Sau khi bơi nên cho bé tắm lại bằng nước sạch với sữa tắm, rửa mắt, mũi và tai của bé bằng nước muối sinh lý, rồi lau khô người. Đừng quên cho bé súc miệng bằng nước muối để sát trùng.

- Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI