Các bước sơ cấp cứu nhanh khi trẻ bị đuối nước

Theo thống kê tỷ lệ trẻ tử vong hàng năm do đuối nước rất cao, chỉ xếp thứ ba sau tai nạn giao thông và bỏng. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra khi trẻ bị đuối nước, việc sơ cấp cứu ban đầu hết sức quan trọng.

banner ads

Nếu sơ cấp cứu sớm và đúng cách sẽ cứu sống được nạn nhân đồng thời có thể phòng các biến chứng và di chứng để lại sau khi bị đuối nước. Dưới đây là các bước tiến hành sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bị đuối nước các bậc phụ huynh nên biết.

Trẻ bị đuối nước có thể bị tử vong ngay tức thì nếu không phát hiện sớm

Khi bị đuối nước trẻ sẽ có dấu hiệu ngưng thở và tim đập chậm lại nếu không được phát hiện và đưa lên bờ kịp thời tình trạng ngưng thở sẽ diễn ra, dẫn đến thiếu oxy trong máu, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Trẻ bị đuối nước có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời

banner ads

Theo đó, khi bị đuối nước, lần ngưng thở 1 của trẻ sẽ kéo dài trong vòng từ 20 giây cho đến ngưỡng nhất định 5 - 7 phút (tùy vào từng nạn nhân) thì nhịp thở sẽ xuất hiện trở lại, và lúc này trẻ sẽ có nguy cơ hít các dị vật vào phổi gây co thắt thanh quản tức thì. Sau đó, ở trẻ sẽ xuất hiện lần ngưng thở 2, tương tự như lần 1 khi nhịp thở xuất hiện trở lại nước và dị vật sẽ bị hít vào trong phổi dẫn đến nhịp tim hoạt động chậm lại, loạn nhịp tim, tim ngừng thở và nạn nhân sẽ tử vong tức thì nếu không được phát hiện và cấp cứu sớm.

Các bước sơ cấp cứu tại chỗ khi trẻ bị đuối nước

Bước 1

: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Sau đó, người cấp cứu dùng tay quàng qua nách để dìu nạn nhân lên bờ rồi gọi thêm người giúp đỡ.

Đưa nạn nhân lên bờ

Bước 2

: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho nạn nhân. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hà hơi thổi ngạt.

Các bước sơ cấp cứu

Cách thực hiên như sau: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

Bước 3

: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.

Cách tiến hành như sau: Vị trí ép tim nằm ở 1/2 dưới xương ức.

- Đối với trẻ nhỏ chỉ dùng gót bàn tay của một cánh tay để ép lên vị trí tim. Còn với những trẻ lớn dùng cả hai tay để ép lồng ngực như sau: hai tay chồng lên nhau sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 100 lần/phút. Có thể ước lượng bằng cách 1 lần đếm là một lần ép tim.

Ép tim ngoài lồng ngực

- Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân có thể thở trở lại.

Bước 4

: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

Bước 5

: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6

: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ.

Những điều cần tránh khi sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước

- Dân gian thường có thói quen dốc ngược nạn nhân hoặc vác nạn nhân lên vai rồi chạy với mục đích để nước và dị vật nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên đây là cách xử lý không đúng. Vì cách này sẽ làm mất đi thời gian hô hấp nhân tạo để cứu sống nạn nhân.

Trẻ bị ngạt nước không nên dốc ngược hoặc vác lên vai để chạy

Trên thực tế nước trong phổi không nhiều như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nước sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn trong quá trình hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Tăng cơ hội cứu sống nạn nhân cao hơn là vác nạn nhân chạy.

- Tuyệt đối không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi đưa nạn nhân đi cấp cứu vì có thể mất nhiều thời gian để cứu nạn nhân. Ngoài ra có thể gây các chấn thương ở não.

Cách điều trị khi trẻ bị ngạt nước

- Khi đến bệnh viện các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông dạ dày để phòng tránh dịch trào ngược vào phổi làm tắc đường thở.

- Trẻ sẽ được truyền dung dịch đẳng trương, thuốc adrenalin dung dịch 1/10.000 liều 0,1ml/kg/lần.

- Các bác sĩ sẽ tiến hành đồng thời đo nhiệt độ của cơ thể ở hậu môn. Nếu nhiệt độ cơ thể lúc đầu thấp hơn 33 độ C thì khả năng cứu sống nạn nhân rất cao vì thân nhiệt hạ sẽ có tác dụng bảo vệ các cơ quan nội tạng.

- Nếu nạn nhân bị hôn mê kéo dài cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi và điều trị theo liệu trình nhất định.

Một số lưu ý phòng tránh đuối nước cho trẻ

1. Đối với trẻ nhỏ:

  • Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
  • Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
  • Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào
  • Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
  • Không ăn quá no, không để trẻ quá đói khi xuống nước
  • Không nên cho trẻ xuống nước lúc trời nắng gắt.
  • Khi cho trẻ xuống bể bơi dù là trong nhà, hay các bể bơi tại các trung tâm, thì các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho con dùng phao; vì khi cho con dùng phao, cả các bậc phụ huynh lẫn trẻ nhỏ đều có một cảm giác an toàn giả tạo và rất dễ trở nên lơ đãng, bất cẩn.

Dạy bơi cho trẻ để tránh đuối nước

2. Đối với trẻ lớn:

  • Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
  • Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
  • Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
  • Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI