Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác thơm ngon, giàu dưỡng chất

Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác nghe có vẻ lạ, nhưng đây là một trong những công thức đang được khá nhiều chị em áp dụng. Việc nấu sữa theo cách này sẽ giữ lại được nhiều dưỡng chất, giúp sữa ngon hơn và có mùi thơm đặc trưng của đậu nành. Nhưng làm sao để có được những ly sữa sánh mịn thì cần phải có bí quyết. Nếu chị em đang băn khoăn thì hãy tham khảo nhanh bài viết này. Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết, đảm bảo bạn sẽ có những lý sữa ngon như ý.

banner ads
sua dau nanh khong bo xac
Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác là công thức được nhiều chị em áp dụng. Ảnh: Internet

1. Sữa đậu nành không bỏ xác có tốt không?

Bàn về cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác, ắt hẳn nhiều người không khỏi thắc mắc. Sữa đậu nành là thức uống được chế biến từ hạt đậu nành – một trong những loại hạt tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất nhất. Đậu nành có hàm lượng protein cao và có đến 18 loại acid amin cùng nhiều loại vitamin. Trong đậu nành cũng có nhiều khoáng chất có giá trị như: canxi, sắt, chất đạm, chất béo, calories,… Cộng thêm hương vị đậm đà, thơm bùi của nó đã trở thành món yêu thích của cả người lớn lẫn trẻ em. Uống sữa đậu nành đều đặn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Đặc biệt còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch

tac dung
Sữa đậu nành nguyên xác vừa thơm vừa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Thế nhưng liệu uống sữa đậu nành không bỏ xác có tốt không? Nhiều người lo sợ cách chế biến như thế này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Trên thực tế trong xác đậu nành vẫn còn chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Một lỹ sữa đậu nành nguyên chất sẽ tăng gấp đôi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, khi không bỏ xác còn giúp giữ được hương vị đúng chuẩn của đậu nành. Do đó, thay vì lọc bỏ xác thì bạn vẫn có thể để phần xác lại khi làm sữa. Làm như vậy để thức uống được ngon và bổ hơn nhé!

2. Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác nhanh chóng, bổ dưỡng

Với cách nấu sữa đậu nành thủ công truyền thống thì cần trải qua nhiều công đoạn. Như vậy rất dễ làm cho dưỡng chất trong sữa bị bay hơi, thất thoát nếu không kỹ. Ngược lại khi làm theo công thức không bỏ xác đậu nành này, chúng ta sẽ loại bỏ được một số công đoạn, giúp ly sữa hoàn hảo hơn. Dưới đây là chi tiết cách thực hiện:

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu nành: 500gram
  • Lá dứa: 5 lá
  • Đường: 300gram
  • Sữa đặc: 150ml
  • Nước lọc: 2,5 lít
  • Dụng cụ: Xoong nồi, máy xay đậu nành, thau,…
nguyen lieu
Đậu nành và lá dứa là hai nguyên liệu quan trọng nhất không thể thiếu. Ảnh: Internet

2.2. Các bước thực hiện cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác

2.2.1. Sơ chế đậu nành trước khi nấu

  • Đậu nành bạn chọn loại hạt to, đều, không bị sâu mọt. Đem đậu đi rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi, hạt lép. Ngâm đậu nành trong nước khoảng 8 – 10 tiếng (nếu là mùa đông) và 6 – 8 tiếng (nếu là mùa hè). Lưu ý nên ngâm đậu vào buổi tối để đậu nở đều, không bị chua và khi xay dễ nhuyễn hơn. Còn nếu ngâm vào ban ngày, bạn hãy thay nước 2 – 3 lần 1 ngày nhé.
ngam dau nanh
Ngâm đậu nành ít nhất 6 tiếng cho đậu nở mềm. Ảnh: Internet
  • Khi thấy đậu đã mềm, bạn tiến hành đãi sạch lớp vỏ và xả lại với nước cho đến khi nước không còn đục nữa là được. Vớt ra rổ, để ráo nước. Với lá dứa, chỉ cần rửa sạch, cắt khúc hoặc cuộn lại.
dai vo
Sau khi đậu mềm tiến hành đãi sạch lớp vỏ trước khi xay. Ảnh: Internet

2.2.2. Xay và nấu sữa đậu nành

  • Cho một phần lượng đậu nành đã sơ chế sạch vào máy xay, đổ nước xấp mặt đậu rồi tiến hành xay. Xay nhuyễn đến khi sữa mịn đều và đặc sánh lại. Nhớ trong quá trình xay đậu thi thoảng bạn nên bấm nút dừng để nghỉ để kiểm tra xem đậu có quyện đều vào nhau, đồng thời hạn chế làm sữa sủi bọt.
xay dau nanh
Tiến hành xay nhuyễn phần đậu nành đã làm sạch. Ảnh: Internet
  • Với lượng đậu nành còn lại bạn cũng thực hiện liên tiếp như thế đến khi hết lượng đầu. Lưu ý điều chỉnh lượng nước vừa đủ để sữa không bị đặc quá gây cảm giác ngấy, khó uống.
  • Sau khi xay, bạn có thể đổ đậu nành xay vào cối trở lại. Nhấn nút xay vài lần nữa cho đậu nành nhuyễn hơn. 
  • Tiếp theo đến bước nấu sữa đậu nành, bạn cho phần sữa đậu nành đã xay nhuyễn vào nồi cùng với lá dứa, đun với lửa nhỏ. Sữa bắt đầu sôi thì hạ lửa xuống liu riu, khuấy liên tục để sữa không bị cháy và váng sữa cũng không nổi lên mặt. Nấu chừng 10 phút thì tắt bếp.
nau sua dau nanh
Cho sữa vào nồi cùng với lá dứa nấu sôi dưới lửa nhỏ. Ảnh: Internet

2.2.3. Hoàn thành và thưởng thức

  • Nấu xong, bạn bắc nồi sữa đậu nành xuống, vớt lá dứa ra. Đừng quên khuấy đều nếu không muốn sữa bị đóng váng nhé. Đây là cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác nên không cần lọc. Hoặc nếu thấy xác nhiều quá bạn có thể dùng rây lỗ vừa hay miếng vải thưa để lọc bớt cũng được.
thuong thuc
Rót sữa đậu nành ra ly, cho thêm đường và sữa đặc vào khuấy đều rồi thưởng thức. Ảnh: Internet
  • Cuối cùng chỉ cần rót sữa ra ly, thêm chút đường là đã có thể thưởng thức (tùy theo khẩu vị mà tăng giảm lượng đường). Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm nước cốt dừa, mè rang,… cho ly sữa béo thơm, hấp dẫn hơn.

3. Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung nếu so với các cách nấu sữa đậu nành khác thì cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác đơn giản và ít mất thời gian hơn. Tuy nhiên, muốn đem lại chất lượng sữa ngon đúng chuẩn có một số điểm sau bạn cần lưu ý thêm:

  • Khi chọn đậu nành nấu sữa chỉ nên chọn những hạt đậu to, tròn, không bị hư. Bởi đây chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất cũng như mùi vị của sữa.
  • Một số chị em thường thực hiện thêm công đoạn luộc đậu nành trước khi xay, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên ngâm qua đêm để sữa giữ được nguyên dinh dưỡng.
  • Lá dứa sẽ giúp cho sữa đậu nành tăng thêm vị thơm hấp dẫn nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng cho quá nhiều. Vì, nhiều lá dứa quá sẽ hắc và át luôn mùi của đậu nành.
khong nen cho nhieu la dua
Bạn không nên cho nhiều lá dứa sẽ át mùi thơm của sữa đậu nành. Ảnh: Internet
  • Quá trình nấu sữa đậu nành không bỏ xác cũng cực kỳ quan trọng. Muốn không bị đắng lưu ý nên vặn lựa nhỏ và khuấy đều liên tục cho sữa không bén vào đáy nồi gây mùi khê.
  • Việc lọc xác sau khi nấu không làm mất dưỡng chất có trong sữa. Vì thế, những bạn muốn uống sữa thật mịn có thể lọc sơ qua rây mắt vừa hoặc vải thưa.

Như vậy, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn vừa chia sẻ cùng bạn cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác đơn giản và thơm ngon nhất. Với những nguyên liệu dễ kiếm, quy trình thực hiện nhanh chóng bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nhờ vậy, bạn có thể mang lại cho gia đình những ly sữa chất lượng tuyệt vời. Hãy tranh thủ thời gian rảnh, tự mình làm món sữa ngon lành này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé. Chúc các bạn thành công ngay lần đầu nấu thử.

Tuyết Nhi

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI