Cách làm sữa mầm đậu nành giúp đẹp dáng, đẹp da

Cách làm sữa mầm đậu nành tại nhà là giải pháp giúp bạn có những ly sữa đậu nành thơm ngon, đảm bảo vệ sinh, chất lượng. Làm sữa mầm đậu nành không quá khó, mà cần bạn một chút kiên nhẫn. Tuy vậy, sự kiên nhẫn luôn rất đáng vì khi tự làm ly sữa mầm đậu thơm ngon. Để giúp bạn có thành phẩm như ý để chăm sóc sức khỏe, góp phần đẹp da đẹp dáng, dưới đây là cách làm chi tiết và một số chia sẻ hữu ích liên quan, chúng ta cùng tham khảo nhé.

banner ads
Rót sữa mầm đậu nành
Sữa mầm đậu nành cũng như sữa đậu nành nhưng tốt hơn, giúp bạn thêm đẹp da, đẹp dáng. Ảnh: Internet

1. Cách ủ mầm đậu nành tại nhà

Để có được ly sữa mầm đậu nành, bạn cần có nguyên liệu mầm đậu nành. Muốn đảm bảo an toàn chất lượng, bạn có thê thực hiện ủ mầm đậu nành tại nhà. Công đoạn này hoàn toàn không khó, chủ yếu là vấn đề thời gian chúng ta ủ đậu nành mà thôi. 

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ mầm đậu nành

Để ủ mầm đậu nành thành công, bạn cần chọn đậu nành tốt nhất, hạt đậu to, tròn, mẩy và không có dấu hiệu cũ hay hư mọt. Bạn cũng cần lựa sạch các hạt lép hay vỡ nếu có. Số lượng đậu sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đậu nành
Lựa chọn các hạt đậu nành to, tròn, mẩy đều nhau để ủ. Ảnh: Internet

Ngoài đậu nành, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ ủ mầm đậu: rổ, khăn sạch và nước.

1.2. Cách thực hiện ủ mầm đậu nành

  • Rửa sạch đậu nành. Ngâm đậu nành với nước ấm trong thời gian 10 giờ để đậu đảm bảo độ nở tốt nhất.
Đậu nành ngâm nước
Tiến hàng ngâm đậu nành với nước. Ảnh: Internet
  • Vớt đậu đã ngâm ra rổ và để ráo nước. Bạn cho khăn vào rổ, rải đều đậu nành lên khăn, không để hạt đậu chồng lên nhau. Nếu bạn dùng khăn đủ rộng để đậy đậu, thì đậy lại. 
  • Nếu bạn dùng khăn đựng vừa, thì cần chuẩn bị 1 khăn khác để phủ lên đậu. Để rổ đậu vào nơi tối. 
  • Tiến hành tưới nước ngày 2-3 lần, giúp hạt đậu nành nảy mầm. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm của khăn để tưới nước cho phù hợp. Lưu ý không tưới quá nhiều nước dễ khiến hạt đậu nành bị úng.
  • Ủ đậu nành trong thời gian 3-4 ngày mùa hè và 5-6 ngày vào mùa đông để đậu nảy mầm tốt. Bạn có thể sử dụng mầm đậu nành mới lên hoặc để mầm đậu dài một chút tùy ý. 
Mầm đậu nành sau khi ủ
Mầm đậu nành sau khi ủ. Ảnh Internet

2. Cách làm sữa mầm đậu nành

Sau khi đã có được những mầm đậu nành tươi ngon nhất, chúng ta cùng bắt tay thực hiện chế biến món sữa mầm đậu nành giàu dinh dưỡng.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Mầm đậu nành: 400 gram
  • Đường trắng: 150 gram (gia giảm độ ngọt tùy khẩu vị)
  • Túi lọc hoặc rây lọc
  • Máy xay sinh tố 
Mầm đậu nành
Mầm đậu nành ngon sẽ cho thành phẩm sữa mầm đậu chất lượng. Ảnh Internet

2.2. Cách thực hiện

  • Mầm đậu nành đem rửa sạch, nhặt sạch vỏ mầm.
  • Cho mầm đậu nành vào máy xay sinh tối xay nhuyễn nước.
  • Dùng khăn xô, túi lọc hoặc rây lọc phần bã đậu, chỉ lấy phần nước cốt. Nếu bạn làm nhiều mầm đậu thì có thể chia mầm đậu thành các mẻ nhỏ để xay, vì nếu mầm đậu quá nhiều sẽ khó có thể nhuyễn được. Xay xong, lọc lại phần sữa mầm đậu để loại bỏ bã.
Lọc mầm đậu nành
Lọc mầm đậu nành với rây lọc giúp nước đậu nành được trong và ngon hơn. Ảnh: Internet
  • Cho sữa mầm đậu đã vào nồi, nấu chín như nấu sữa đậu nành bình thường. Trong quá trình nấu bạn để lửa nhỏ, khuấy đều tay liên tục để sữa không bị trào hay bị khê. 
Đun sữa đậu nành
Đun sữa mầm đậu như nấu sữa đậu nành thông thường, để lửa nhỏ, liên tục khuấy đều. Ảnh: Internet
  • Sau khi đun sữa, nếu muốn uống nóng bạn cho luôn đường vào nồi sữa đậu. Với những người thích uống lạnh, hãy để nguội sữa và uống kèm với đá cho mát. Nếu uống không đường thì càng tốt. Bạn có thể không cho đường vào sữa khi nấu, mà nấu xong, để khi nào uống pha vào cũng được. 

Với sữa mầm đậu nành chưa uống hết, bạn hãy để nguội hẳn rồi bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sữa đậu nành không có đường có thể sử dụng từ 2-3 ngày. Sữa đậu nành thích hợp nhất uống vào buổi sáng giúp tăng cường dinh dưỡng, nâng cao đề kháng cho cơ thể. 

Với mầm đậu nành bạn chưa xay để làm sữa bạn có thể rang khô, xay bột để làm bột mầm đậu nành . Thành phẩm bột đậu nành để được cả tháng. Khi dùng, chúng ta pha cùng nước đun sôi như dùng các loại bột đậu khác cũng rất tiện lợi. 

Mầm đậu nành nhặt sạch rang khô để làm bột
Mầm đậu nành nếu bạn làm nhiều không xay sữa hết có thể mang đi rang khô để làm bột. Ảnh Internet

3. Những lưu ý khi dùng sữa mầm đậu nành

Cách làm sữa mầm đậu nành không khó, nên có cốc sữa mầm đậu thơm ngon, bổ dưỡng cũng không phải là thử thách. Sữa mầm đậu nành được cho là góp phần giúp chị em phụ nữ bổ sung isoflavon, vitamin E, vitamin C tự nhiên làm đẹp dáng đẹp da. Sữa mầm đậu tuy mang tới nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng, nhất là chị em phụ nữ, tuy nhiên khi sử dụng loại thức uống này, bạn cần lưu ý những điểm cơ bản sau:

3.1. Không uống sữa mầm đậu nành lúc đói

Uống sữa đậu nành khi đói khiến cơ thể không thể hấp thu hoàn toàn được các chất dinh dưỡng bên trong sữa. Nên, uống sữa mầm đậu nành cũng thế. Khi đói, các protein trong sữa chuyển hóa thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, chúng không đảm bảo giữ các chất bổ dưỡng.

Trước khi uống sữa mầm đậu nành, bạn hãy ăn trước thức ăn tinh bột. Khi đó, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày giúp hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể.

3.2. Không uống 1 lúc quá nhiều

Trung bình chỉ nên sử dụng 500 ml sữa đậu nành hoặc sữa mầm đậu nành/ ngày. Khi cơ thể nạp quá nhiều mà không hấp thu hết dinh dưỡng sẽ gây tình trạng đi ngoài, hoặc táo bón.

3.3. Không uống cùng với kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh chứa tetracycline, erythromycine khiến các chất dinh dưỡng bên trong sữa đậu nành cũng như sữa mầm đậu nành bị phân hủy. Để đảm bảo an toàn, hãy uống kháng sinh cách sữa đậu nành hoặc sữa mầm đậu ít nhất 1 tiếng.

Không ăn trái cây gồm cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành hoặc sữa mầm đậu nành. Vì, chúng có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Các acid và sinh tố có trong những loại quả này sẽ tác dụng lên protein trong sữa. Chúng dẫn tới tình trạng đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Phụ nữ uống sữa đậu nành
Nên uống sữa đậu nành hoặc sữa mầm đậu nành riêng, không uống cùng kháng sinh. Ảnh: Intenet

3.4. Không pha sữa với đường vàng và đường đỏ

Đường vàng và đường đỏ thường có chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…Những chất này khiến các các chất protit, canxi có trong đậu nành hình thành hợp chất làm mất đi dinh dưỡng trong sữa. Chúng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

3.5. Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Sữa đậu nành và sữa mầm đậu nành ở nhiệt độ ấm khiến vi khuẩn nhanh chóng phát triển. Chúng khiến sữa bị biến chất, gây hỏng không tốt cho hệ tiêu hóa. Hãy bảo quản sữa nguội trong ngăn mát tủ lạnh, hâm lại nóng để dùng nếu muốn dùng ấm. Nên sử dụng sữa mầm đậu nành trong ngày để đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn nhất cho sức khỏe.

Bạn thấy đó, cách làm sữa mầm đậu nành không phức tạp, chỉ với bài bước đơn giản là bạn đã có được những ly sữa mầm đậu nành thơm ngon. Đừng ngần ngại trổ tài và chia sẻ công thức với người xung quanh để có được những lý sữa thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn cũng đừng quên lưu ý cách dùng, để đảm bảo thành phẩm này thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và làm đẹp mà lại luôn an toàn nhé. 

Phạm Dịu

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI