1. Tự nấu sữa đậu nành để bảo vệ sức khỏe của bạn
Tại sao Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn lại khẳng định rằng, cách nấu sữa đậu nành tại nhà sẽ tốt hơn với những sản phẩm sữa bạn mua bên ngoài. Bởi đơn giản, không ai sẽ đảm bảo được chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của những loại sữa mà bạn mua bên ngoài để uống.
Hơn nữa, tự nấu sữa tại nhà cũng là cách để bạn bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng cho cả gia đình của mình. Vừa tiện lợi lại dễ thực hiện, chỉ cần vài bước thật đơn giản, 1 ly sữa đậu nành nóng vào buổi sáng sớm sẽ tiếp thêm cho bạn một nguồn năng lượng thật dồi dào, sẵn sàng để bắt đầu một ngày mới vui tươi và phấn khởi.
Ngoài ra, sữa đậu nành cũng được nghiên cứ là tốt cho sức khỏe và giảm cân. Thường xuyên uống sữa đậu nguyên chất không đường sẽ giúp cung cấp protein thực vật và chất xơ cho cơ thể, về lâu dài sẽ làm giảm mỡ, mang đến cho bạn gái một thân hình thon gọn như ý. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, uống nhiều đậu nành hơn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện được vòng 1 một cách đáng kể.
2. Cách nấu sữa đậu nành nguyên chất đơn giản
2.1. Nguyên liệu để làm sữa đậu nành
Để chuẩn bị đủ sữa cho 4 người, dưới đây là một số các nguyên liệu cần cần chuẩn bị sẵn.
- 200g đậu nành
- 30g đậu phộng
- 20g mè trắng
- 3 lá dứa
Ngoài ra, với cách làm sữa đậu nành tại nhà bạn cần phải đầu tư một chiếc máy xay sinh tố, còn nếu làm theo công thức thủ công thì khá là nhọc.
2.2. Sơ chế các nguyên liệu để nấu sữa
Đậu nành : Bắt đầu ngâm đậu nành trong ít nhất 6-8 tiếng để cho đậu mềm đi, để qua đêm càng tốt. Trước khi ngâm đêm nhặt bỏ đi hạt sâu, lép để khi nấu sữa sẽ có hương vị tuyệt vời nhất. Yêu cầu trong công đoạn này là đổ ngập nước, thấy hạt nào nổi lên thì đem vứt đi. Sau khi ngâm xong, dùng tay vớt đậu ra, rửa lại thêm vài lần nữa cho đậu sạch hẳn.
Lá dứa đem rửa sạch, để ráo. Bạn cũng nên rửa sạch máy xay sinh tố với nước, để cho ráo
2.3. Các bước nấu sữa đậu nành
2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị nước lọc và máy xay
Đong 1 tô nước lọc tầm 1,5l. Từ từ đổ đậu nành vào máy xay, thêm cả vừng và lạc vào, mỗi thứ một ít trước. 2 nguyên liệu phụ này sẽ làm cho món sữa của bạn có vị thơm và béo ngậy hơn, nếu có hạt óc chó thì càng ngon, thêm dinh dưỡng. Bạn hãy cân nhắc thử dung tích của máy xay để cho lượng đậu phù hợp vào, nếu nhiều quá máy xay sẽ hoạt động chậm và dễ bị hư máy, đậu xay không được nhuyễn như mong đợi.
2.3.2. Bước 2: Bắt đầu xay đậu nành bằng máy xay
Nhẹ nhàng đổ nước lọc vào máy xay sao cho ngập mặt đậu, dư ra 1-2cm càng tốt. Bật máy xay lên, vừa xay vừa cho thêm đậu và nước vào, nhấn giữ nút xay trong 30 phút thì dừng, cứ tiếp tục xay nhiều lần 30 giấy như thế cho đến khi đậu trở nên nhuyễn mịn hẳn. Để biết có đạt chưa, hãy chấm vào đầu ngón tay, nếu thấy đã mịn hẳn thì dừng lại, không xay nữa.
2.3.3. Bước 3: Lọc sữa bằng túi vải
Đổ hết hỗn hợp từ máy xay vào trong một tấm vải lọc. Cuốn viền của túi lọc rồi chụm lại một đầu, giữ chặt bằng một tay, còn tay kia bóp lấy để sữa chảy ra. Dùng lực bóp cho đến khi hết nước, đem bã đổ đi. Nếu muốn thu được sữa mịn hơn, bạn có thể lọc lại thêm 1-2 lần nữa.
2.3.4. Bước 4: Nấu sữa đậu nành
Đổ sữa vào trong nồi, đun cho sôi lên rồi hạ lửa nhỏ lại, đầu đun cho sữa được chín. Cho thêm lá dứa vào, lá dứa sẽ làm cho hương vị sữa thơm hơn. Khuấy đều liên tục, cứ tầm 20 giây lại phải khuấy một lần để sữa không bị khét cũng như là tránh sữa bị nổi váng trên bề mặt. Đun sôi tầm 10-12 phút kể từ khi sữa sôi thì tắt bếp.
2.3.5. Bước 5: Bảo quản sữa
Để nguội sữa một chút là có thể thưởng thức được rồi. Nếu muốn dùng dần, bạn hãy để tầm 30 phút rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản. Trong thời gian đợi cho sữa đậu nành nguội hẳn, cứ tầm 10-15 phút lại dùng muôi đã khuấy để không bị kết váng.
2.4. Thưởng thức sữa đậu nành
Đậu nành sau khi nấu xong là có thể thưởng thức ngay, không cần phải để nguội hẳn. Để dễ uống hơn, bạn có thể pha thêm vào sữa đậu nành ít đường.
3. Một số lưu ý sử dụng sữa đậu nành tốt cho sức khỏe
Sữa đậu nành giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng với trẻ nhỏ, khi cho trẻ uống sữa đậu nành , bạn cần lưu ý cho trẻ uống đúng cách.
Một lưu ý quan trọng khác, dù sữa đậu nành có thể để uống dần nhưng chỉ giữ được tầm 2-3 ngày trong điều kiện để ngăn mát tủ lạnh mà thôi. Vì thế, nếu đã lỡ nấu nhiều mà uống không hết, tốt nhất là bỏ đi chứ không nên giữ lại uống, vị sẽ không ngon và dễ bị đau bụng.
Sữa đậu nành bảo quản trong tủ lạnh, muốn uống thì bạn cần phải nấu lại cho sôi. Bởi nếu uống lạnh, hoặc đun sôi chưa kỹ sẽ dễ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Bên cạnh đó, để tốt cho sức khỏe, bạn nên nhớ một số nguyên tắc như không uống khi bụng đói, không pha trứng vào sữa, không uống quá nhiều sữa.
Đặc biệt, nếu muốn bảo quản để uống vào ngày hôm sau hãy rót vào chai thủy tinh thay vì bình nhựa. Lọ phải được rửa sạch, hong khô kỹ rồi mới cho sữa vào. Đặc biệt, sữa chỉ giữ được mùi vị ngon nhất trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thế nên bạn chỉ nên nấu một lượng vừa phải để uống hết, tránh đổ đi lãng phí.
Đối với cách nấu sữa đậu nành mà Chuyên mục Món ngon đã chia sẻ ở trên, với 200g đậu nành và 1.5l bạn sẽ thu về 1.2-1.5 lít sữa, chất lượng sữa sẽ vừa uống không quá loãng hoặc quá đặc. Với lượng sữa này sẽ đủ để cả gia đình bạn uống hết trong 1 ngày, như vậy sẽ ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
Nguyễn Diên tổng hợp