1. Cách làm dưa góp từ dưa chuột
Dưa chuột ngoài việc ăn kèm rau sống còn có thể chế biến thành món dưa góp. Dưa chuột giòn ngon, có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể. Dưa góp được làm từ dưa chuột mang hương vị ngọt mát và chua ngọt rất bắt mắt và kích thích vị giác. Bởi, vị chua ngọt và giòn tan của nó giúp cho người dùng tránh cảm giác ngán. Các bạn có thể thực hiện ngay món dưa góp rất nhanh chóng như dưới đây.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 3 trái dưa chuột. Bạn nên chọn loại dưa ít ruột, nên chọn quả dài, thẳng cuốn còn tươi, dưa chuột sạch.
- 1 củ cà rốt dùng để tô điểm cho món dưa góp thêm bắt mắt.
- Các loại rau gia vị: rau hung, rau mùi, hành,…
- Các nguyên liệu khác như: Chanh, tỏi, ớt, đường, dấm. muối, tiêu,…
1.2. Các bước thực hiện món dưa góp dưa chuột, cà rốt
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dưa chuột các bạn bỏ ruột đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 7-10 phút. Sau đó vớt ra, cắt thành từng miếng dày vừa ăn khoảng 3-4 cm. Các bạn có thể gọt vỏ hay tỉa thành nhiều hình dáng tùy thích nhé.
Các loại rau thơm nhặt bỏ gốc và rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo.
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ, ớt cắt thành từng lát mỏng, chanh vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Pha nước mắm
Dùng khoảng 150ml nước sôi để nguội pha với khoảng 50ml nước mắm. Sau đó cho thêm 2 muỗng đường, một ít muối, bột ngọt và và khuấy đều. Nêm nếm lại cho vị vừa ăn là được.
- Bước 3: Trộn dưa góp
Tiếp đến, các bạn cho dưa chuột, cà rốt vào âu/ tô vừa đủ để trộn. Lấy phần tỏi băm và ớt đã cắt lát cho vào dung dịch nước mắm đã pha cùng một ít nước cốt chanh để tạo vị chua ngọt. Đổ từ từ dung dịch vào dưa chuột và cà rốt đã chuẩn bị sẵn. Ngâm khoảng 5-7 phút cho dưa ngấm gia vị. Cuối cùng cho hành, rau thơm vào đảo đều là có thể dùng cùng gia đình.
2. Cách làm dưa góp từ đu đủ, su hào, cà rốt
Cuối tuần, bạn muốn thay đổi khẩu vị cho cả nhà có chút gì đó mới. Dưa góp đu đủ, cà rốt su hào sẽ là một món ăn kèm tuyệt vời cho bữa cơm gia đình. Dưa góp giòn giòn, chua cay không chỉ ngon mà còn là một món chống ngán, kích thích vị giác rất tốt. Chắn chắn, có thêm món này sẽ giúp mọi người dùng cơm ngon miệng hơn. Hãy vào bếp cùng Yeutre.vn lượm ngay bí kíp làm dưa góp nhé!
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 trái đu đủ xanh. Bạn nên chọn những trái đu đủ không quá vàng hoặc không quá non. Vì như vậy sẽ không đảm bảo được độ giòn và ngọt của dưa.
- 1 củ cà rốt. Nên chọn những củ tươi, không bị giập hoặc héo.
- 1/2 củ su hào loại vừa. Nếu không phải mùa su hào, bạn có thể không dùng để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
- Các loại rau thơm.
- Chanh, đường, nước mắm, muối, bột ngọt, giấm,...
2.2. Các bước thực hiện món dưa góp đu đủ, cà rốt, su hào
- Bước 1: Cà rốt, su hào gọt vỏ, cắt thành từng sợi hoặc lát mỏng tùy ý thích.
Đu đủ gọt vỏ sau đó đem ngâm với nước lạnh cho sạch hết mủ và cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.
Các loại rau thơm cũng ngắt thành từng khúc và ngâm với nước muối loãng. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Bước 2: Các bạn cho 3 nguyên liệu chính là cà rốt, đu đủ, su hào vào một cái tô lớn. Tiếp đó cho vào một ít muối, trộn đều và ngâm khoảng 5-7 phút để tạo độ giòn cho món dưa.
Pha nước mắm chua ngọt từ nước sôi để nguội cùng nước mắm, đường, muối, bột ngọt tương tự như làm dưa góp dưa chuột. Sau đó cho tỏi và ớt vào.
- Bước 3: Trộn dưa góp
Cho phần nước mắm đã pha đổ từ từ vào tô nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn và trộn đều. Nếu chưa muốn dùng liền, bạn có thể cho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh (nếu thích) và dùng dần.
3. Một số lưu ý khi làm món dưa góp tại nhà
3.1. Bảo quản dưa góp
Muốn bảo quản dưa góp tại nhà, sau khi chế biến bạn nên bảo quản bằng lọ thủy tinh để cất giữ được lâu hơn. Nên chọn loại hũ vừa đủ với lương dưa bạn làm và đảm bảo nước mắm chua ngọt phải ngập dưa. Sau khi dưa chua, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 7-10 ngày mà dưa vẫn giòn tan và chua cay như vị bạn đầu.
3.2. Món ăn kèm với dưa góp
Món dưa góp trộn với ra thơm mang lại một hương vị hấp dẫn cùng vị chua ngọt của nó ăn cùng với cơm nóng cũng đủ làm bạn no bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn kèm với chả giò , thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét tỏng những ngày tết, hoặc các món nướng vào mua đông,...Vị chua thanh dịu nhẹ của dưa góp sẽ giúp giảm độ ngậy béo của các món ăn nhiều dầu mỡ.
3.3. Món dưa góp có tốt cho sức khỏe không?
Dưa góp được xem là món ăn lành mạnh vì các thành phần nguyên liệu đều thân thiện với sức khỏe. Khi bạn dùng các nguyên liệu sạch để chế biến, chắc chắn món ăn này sẽ ghi nhiều điểm cộng cho cả nhà. Không chỉ tốt cho tiêu hóa, cung cấp chất xơ và nhiều vitamin, dưa góp còn góp phần kích thích vị giác khá tốt.
Phù hợp với cả người lớn và trẻ em, món dưa góp chẳng hạn như từ dưa chuột còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe các mẹ bầu. Trong quá trình thai kỳ, việc ăn kèm dưa góp (trừ dưa góp đu đủ xanh hoặc có đu đủ xanh) trong bữa ăn sẽ giúp các bà bầu ăn nhiều hơn, tránh nguy cơ thiếu nước. Vì, đa phần củ quả làm dưa góp đều nhiều nước. Bên cạnh đó giúp huyết áp ổn định và xương chắc khỏe hơn nhờ chứa nhiều Vitamin K.
Đặc biệt, như dưa góp dưa chuột, vỏ dưa chuột còn cung cấp nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Đây là một trong những vấn đề mà thai phụ ở những tháng cuối thai kì hay gặp phải. Dưa chuột cũng giúp bổ sung nguồn Vitamin và muối khoáng như: Vitamin C, Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, Aicd Folic, Can Xi, Magie, Kẽm, Phospho… cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ nên ăn dưa góp với mức độ vừa phải. Ngoài điều này, riêng với bà bầu nên tránh dùng dưa góp đu đủ xanh hoặc có đu đủ xanh. Bà bầu dùng dưa góp có kiểm soát cũng là cách để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, không tốt cho thai kỳ...
Cách làm dưa góp siêu đơn giản mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn chia sẻ, tin rằng bạn thực hiện thành công nhanh chóng dễ dàng. Mong rằng các món dưa góp với hương vị chua chua, cay cay, giòn giòn này sẽ hòa quyện, kích thích vị giác, để bữa cơm gia đình bạn thêm ngon miệng, thú vị hơn.
Khánh Kim tổng hợp