Chi phí khám thai suốt cả thai kỳ cho mẹ mang bầu lần đầu

Với nhiều mẹ mang thai lần đầu, chi phí khám thai và các kinh nghiệm chăm sóc thai nhi là một thắc mắc lớn? Trong suốt quá trình 9 tháng 10 ngày, hầu như mẹ bầu nào cũng khó tránh khỏi lo lắng và vất vả vì những thay đổi trên cơ thể của mình, cũng như luôn phải cố gắng nhiều phương diện, để bé phát triển khỏe mạnh nhất. Vậy, mẹ hãy cùng Yeutre.vn xem một số thông tin liên quan đến chi phí, các giai đoạn cần thăm khám bé trong suốt thai kỳ, để yên tâm hơn nhé.

banner ads

Điều cần thiết nhất khi mang thai là các mẹ bầu phải chuẩn bị một tinh thần thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chuẩn bị về tài chính một cách kỹ lưỡng để có thể hoạch định chi phí tốt nhất. Việc khám thai định kỳ là không thể nào thiếu trong suốt quá trình mang thai. 

Thăm khám thai nhi định ký để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé
Thăm khám thai nhi định ký để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé - Ảnh Internet.

Việc thăm khám thai nhi để mẹ có thể biết được tình trạng của cả mẹ và bé, thai nhi có phát triển khỏe mạnh và đúng với từng thời điểm thai kỳ không?.

1. Chi phí khám thai cho mẹ bầu suốt thai kỳ

Dưới đây là chi phí khám thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội để các mẹ có thể tham khảo:

  • Khám thai và đo tim thai bằng Doppler: 150.000 VND
  • Siêu âm thường (2D): 150.000 VND
  • Siêu âm 3D, 4D: 300.000 VND
  • Làm hồ sơ quản lý thai: 50.000 VND
  • Chạy monitor: 150.000 VND
  • Bộ xét nghiệm Triple test (HCG, AFP, uE3) và tư vấn: 550.000 VND
  • Xét nghiệm Double Test: 550.000 VND

Cân đối chi phí khám thai và các xét nghiệm cần thiết
Cân đối chi phí khám thai và các xét nghiệm cần thiết - Ảnh Internet.

Nếu mẹ khám bằng bảo hiểm, thì phần lớn chi phí khám thai định kỳ sẽ được bảo hiểm chi trả, tiết kiệm được chi phí của mẹ khá nhiều. Với những dịch vụ khám thai ngoài định kỳ, hay sử dụng các gói khám dịch vụ khác, khám kỹ thuật cao,... thì mẹ phải tự chi trả.

Với những mẹ bầu có điều kiện tài chính tốt cũng như muốn hưởng các dịch vụ tốt hơn, mẹ có thể thăm khám tại các phòng khám tư nhân với chi phí dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, đã bao gồm cả siêu âm và thuốc.

Các dịch vụ xét nghiệm Trouble Test và Triple Test ở các cơ sở tư nhân cũng có chi phí cao hơn dao động từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng, tùy cơ sở. Ngoài ra, mẹ bầu có thể lựa chọn các gói khám thai trọn gói tại các cơ sở y tế chất lượng cao.

2. Các xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên thăm khám thai nhi ít nhất là 3 lần và thông thường từ 7 -10 lần, số lần thăm khám tùy thuộc vào tình trạng riêng biệt của từng mẹ. Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén thì có ba thời điểm mà mẹ bầu nào cũng phải đi siêu âm cho bé: tuần 11 - 14, tuần 18 - 21 và tuần 30 - 32 của thai kỳ. Chi phí cho mỗi lần khám thai là không hề nhỏ, các mẹ nên lưu ý và lựa chọn cơ sở khám thai uy tín, phù hợp với tình hình kinh tế của mình.

các xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Các xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ - Ảnh Internet.

Lần khám thai đầu tiên là quan trọng nhất, vì đây là thời điểm để bác sĩ có thể xác định số tuần tuổi của thai nhi trong bụng mẹ. Từ tuần 11-13, mẹ có thể thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Đo độ mờ da gáy để phát hiện những dị tật bẩm sinh (nếu có) ở thai nhi và đánh giá sức khỏe của bé.
  • Để đo kích thước và các chỉ số phát triển của thai nhi, mẹ nên tiến hành siêu âm 3D, 4D. Giai đoạn này mẹ có thể xác định tuổi thai nhi một cách chính xác nhất, với sai số chỉ có vài ngày.
  • Xét nghiệm máu thường quy gồm có: làm công thức máu, xác định nhóm máu và xác định thai nhi có bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không?
  • Đo huyết áp, cân đo trọng lượng, xét nghiệm nước tiểu.
  • Khám để xác định tim thai.
  • Xét nghiệm CVS giúp chẩn đoán các bệnh di truyền bé có thể mắc phải.
  • Xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down (Nuchal Fold Test)
  • Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Để tiết kiệm chi phí, mẹ bầu có thể khám thai bằng bảo hiểm hoặc khám ở các tuyến dưới. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng dịch vụ tốt hơn, các mẹ có thể đến các phòng khám hay bệnh viện tư nhân nhưng sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

3. Thông tin chi tiết các xét nghiệm mẹ cần tham khảo:

3.1 Đo độ mờ da gáy

Tuần 11 - 13, mẹ bầu nên đi đo độ mờ gáy thai. Đo độ mờ gáy thai, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double Test để tính toán các hội chứng Down mà bé có nguy cơ mắc phải từ giai đoạn sớm của thai kỳ ( thường thực hiện vào quý 1 của thai kỳ). 

Đo độ mờ da gáy thai nhi
Đo độ mờ da gáy thai nhi - Ảnh Internet.

Trường hợp độ mờ da gáy

Với các mẹ có độ dày da gáy > 3mm, thì vào tuần lễ 16 - 18 thai kỳ mẹ sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Triple Test ( Alpha Fetoprotein, hCG và Unconjugated estriol). Xét nghiệm giúp xác định nguy cơ hội chứng Down, Trisomy và các khiếm khuyết ống thần kinh.

3.2 Xét nghiệm Triple Test

Đây là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh hay không? Sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn ở thai.Triple Test là bộ ba xét nghiệm: Alpha Fetoprotein, hCG và Unconjugated estriol.

xét nghiệm triple test
Xét nghiệm triple test - Ảnh Internet.

Xét nghiệm được thực hiện ở tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Các nguy cơ dị tật bào thai cũng được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của mẹ

3.3 Siêu âm thai - siêu âm 3,4 chiều

Ở tuần 12, 22 và 32 các mẹ bầu được khuyến khích thực hiện siêu âm 3, 4 chiều. Các hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp bác sĩ xác định những bất thường của thai kỳ trong từng giai đoạn và kịp thời có biện pháp xử trí. 

Siêu âm thai 3,4 chiều
Siêu âm thai 3,4 chiều - Ảnh Internet

Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm Fetal Medicine Foundation  - London. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% hội chứng Down.

Thai 22 tuần: nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy cấu trúc, nên đây là thời điể lý tưởng để khảo sát hình thái thai nhi. 

Thai 32 tuần: Siêu âm màu,đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi.

 3.4 Xét nghiệm đường huyết khi mang thai.

Khi khám thai, mẹ bầu phải làm xét nghiệm nước tiểu để xác định xem thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật như: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai lớn (hơn 4,2 kg), trẻ bị suy hô hấp và viêm phế quản. Nước tiểu tốt nhất lên lấy lúc giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin nếu lấy lúc đầu và lúc cuối. 

xét nghiệm đường huyết khi mang thai
Xét nghiệm đường huyết khi mang thai - Ảnh Internet

Khám thai định kỳ là điều cần thiết mà mẹ bầu nào cũng phải làm. Các mẹ nên tham khảo thông tin thật kỹ lưỡng và các xét nghiệm cần thiết cho thai nhi, cũng như chi phí khám thai, để có thể cân chỉnh hợp lý tài chính hợp lý nhất và giảm mọi lo lắng liên quan. 

Khả Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI