Bị ốm nghén phải làm sao và 5 mẹo dân gian chữa nghén hiệu quả tại nhà

Bị ốm nghén phải làm sao là chủ đề được khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi, khi mang thai hầu hết các thai phụ đều trải qua quá trình ốm nghén. Nó có thể chỉ đơn giản là đầy bụng, buồn nôn, nhạy cảm mùi thức ăn,... Nhưng chỉ như vậy cũng đủ khiến nhiều mẹ bầu sợ hãi đối với vấn đề ăn uống. Bị nghén phải làm sao? 5 mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp mẹ giảm nghén hiệu quả khi mang thai. Theo dõi ngay để tham khảo và thực hiện nhé.

banner ads
bi nghen phai lam sao
Bị ốm nghén phải làm sao và 5 mẹo dân gian chữa nghén hiệu quả tại nhà. Ảnh: Internet

1. Bị ốm nghén phải làm sao? - Sử dụng gừng

Gừng là một trong những biện pháp của dân gian, giúp làm giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả. Với tính ấm, vị cay, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột. Từ đó, giảm tình trạng buồn nôn cho các thai phụ. Dưới đây là cách sử dụng gừng để giảm ốm nghén:

  • Cách 1: sử dụng gừng tươi đem gọt vỏ rồi thái lát mỏng, cho vào miệng nhai nát và nuốt. Nếu hơi khó nuốt thì các bạn có thể thêm một ít nước ấm để dễ nuốt hơn.
  • Cách 2: sử dụng gừng tươi kết hợp với mật ong nguyên chất . Mẹ bầu chuẩn bị vài của gừng tươi đem gọt vỏ, rửa sạch rồi say nhỏ. Sau đó, chắt Lấy nước cốt và hòa cùng với mật ong, nước ấm uống vào mỗi buổi sáng.Thực hiện đều đặn và thường xuyên để cải thiện tình trạng nghén mẹ nhé.
  • Cách 3: mẹ bầu cần chuẩn bị một ít gừng tươi, đem gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát nhỏ. Sau đó đem nấu với nước sôi khoảng 10 phút. Đợi trà gừng nguội và sử dụng. Nếu khó uống, các bạn có thể pha thêm với một vài muỗng mật ong. Nên sử dụng mỗi ngày vào buổi sáng, khoảng từ 1 đến 2 cốc trà gừng. Ngoài ra, để nhanh và tiện lợi hơn mẹ bầu có thể sử dụng gói trà gừng pha sẵn có bán tại các siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc.
  • Cách 4: ngoài những cách sử dụng gừng tươi ở trên, mọi người cũng có thể chuẩn bị những gói kẹo gừng thơm ngon đem cho vào túi. Khi nào có cảm giác buồn nôn, thì hãy bóc vỏ và cho kẹo vào miệng ngậm đến khi hết là được.
gung tri nghen
Sử dụng gừng giúp làm giảm cơn buồn nôn rất hiệu quả. Ảnh: Internet

2. Chuối giúp giảm ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả

Chuối là loại trái cây giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả. Chuối chứa nhiều thành phần vitamin C, vitamin B6, kali, chất xơ. Đây đều là những chất rất cần thiết giúp thai phụ dễ dàng tiêu hóa hơn sau các bữa ăn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần vitamin B6 trong chuối còn có tác dụng làm giảm triệu chứng buồn nôn cho phụ nữ mang thai rất tốt. Cách thực hiện là mẹ bầu chỉ cần ăn trực tiếp là được. Lưu ý, mẹ nên lựa chọn những quả chuối chín vừa thơm ngon. Không nên chọn những quả quá nhỏ, quá lớn hoặc quả đã bị dập nát, vì khi ăn sẽ không ngon. Mọi người cũng có thể sử dụng chuối để làm sinh tố chuối , ăn cũng rất ngon.

chuoi tri nghen
Sử dụng chuối để giảm ốm nghén. Ảnh: Internet

3. Bị ốm nghén phải làm sao? - Hãy dùng chanh

Nước chanh và tinh dầu trong vỏ chanh có tác dụng loại bỏ những mùi khó chịu rất tốt. Mà mùi hương khó chịu được xem là nguyên nhân dẫn đến cơn buồn nôn. Do đó, sử dụng chanh có thể giúp thai phụ hạn chế cơn ốm nghén. Một số cách dùng chanh để làm giảm cơn nghén như sau:

  • Cách 1: chuẩn bị 1 quả chanh, dùng dao cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, đem nước cốt chanh hòa với nước và mật ong, rồi dùng vào mỗi buổi sáng là được.
  • Cách 2: mẹ bầu hãy sử dụng tinh dầu chanh để ngửi, hoặc thấm vào khăn tay, để giúp làm giảm tình trạng buồn nôn.
  • Cách 3: chuẩn bị khoảng 500g chanh tươi, sau đó đem gọt vỏ, thái miếng nhỏ rồi trộn đều với mật ong và đường. Ướp hỗn hợp trong vòng một ngày. Ướp xong đem đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn nước. Tiếp theo, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi khi cảm thấy buồn nôn mẹ bầu có thể dùng 1 đến 2 muỗng chanh mật ong sẽ giúp hạn chế cơ nghén rất hiệu quả.
tri nghen bang chanh
Uống nước chanh hằng ngày sẽ hạn chế cơn nghén. Ảnh: Internet

4. Sử dụng bí đao để làm giảm cơn nghén

Bí đao có tính mát, công dụng thanh nhiệt và hạn chế cơn buồn nôn của phụ nữ mang thai rất tốt. Mẹ bầu có thể sử dụng bí đao để ép lấy nước uống.. Hoặc có thể phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bí đao để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng phát triển và giảm ốm nghén.

5. Ốm nghén phải làm sao? - Sử dụng me để giảm nghén

Me có vị chua, thanh sử dụng để làm hạn chế cơn buồn nôn rất hiệu quả. Hãy chuẩn bị một ít quả me dốt, đem bóc hết vỏ, chỉ lấy phần thịt. Sau đó, đem phần thịt me đun với khoảng 500 ml nước, đến khi hỗn hợp nước sánh lại còn khoảng 200 ml thì lọc bỏ xác me, chỉ lấy phần nước. Thêm một ít đường phèn, khuấy đều đến khi đường tan hết thì sử dụng. Nên uống mỗi ngày để giúp hạn chế cơn buồn nôn.

banner ads
me tri nghen
Me có vị chua, thanh với khả năng chữa ốm nghén khiến bạn bất ngờ. Ảnh: Internet

6. Bị ốm nghén khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bị ốm nghén nếu có những dấu hiệu sau cần phải đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi:

  • Tình trạng nôn nghén kéo dài sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Nôn nghén nặng khiến bạn không ăn uống được gì và không thể sinh hoạt bình thường.
  • Tình trạng nôn nghén nhiều khiến cân nặng mẹ bầu bị sụt giảm nghiêm trọng, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ bị tụt huyết áp.
  • Mẹ bầu đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ sẫm thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
  • Tình trạng nôn nghén kèm với hiện tượng bụng lớn quá nhanh so với tuổi của thai nhi.
  • Hoặc nếu mẹ đã thử hết những cách ở trên nhưng tình trạng nghén vẫn không thuyên giảm.

Cơn nghén diễn ra thường xuyên khiến mẹ bầu bị ám ảnh, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng thai nhi phát triển. Vậy nên, những những biện pháp giúp hạn chế cơn nghén là rất cần thiết. Lúc này, mọi người có thể áp dụng cách trị ốm nghén bằng các phương pháp dân gian ở trên. Sau cùng, Yeutre.vn chúc mẹ và bé giảm nghén thành công và luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé.

Diễm Diễm

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI