Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em và mọi vấn đề liên quan bố mẹ nên biết

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em là nỗi lo của nhiều ông bố bà mẹ vì dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh làm cho bé quấy khóc, biếng ăn và nhẹ cân. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn. Vậy nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh nhiệt miệng như thế nào? Dưới đây là những thông tin về bệnh nhiệt miệng mà Yeutre.vn đã tổng hợp được khá đầy đủ, các bố mẹ hãy tham khảo nhé.

banner ads
bé bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp của trẻ em, đây là điều lo lắng của nhiều ông bố, bà mẹ. Ảnh Internet

1. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

  • Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Thực chất đây là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn.
  • Bệnh nhiệt miệng ở trẻ thường không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.
  • Bệnh nhiệt miệng không truyền nhiễm nhưng gây đau và gây khó khăn cho bé khi ăn uống và giao tiếp.
  • Phân loại bệnh nhiệt miệng: Loét áp tơ (aphthous ulcers), lở miệng, bệnh tay chân miệng và lở do chấn thương vùng miệng. Trong đó nhiệt miệng dạng áp tơ là phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Thường là do chịu tổn thương ở vùng nướu, niêm mạc miệng vì trong quá trình ăn uống, trẻ vô tình cắn vào lưỡi hoặc mặt trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex... Đây là những tác động cơ học khiến vùng miệng của trẻ bị tổn thương.
  • Ăn nhiều thực phẩm cay và chua. Nhạy cảm với một số thực phẩm như sô-cô-la, cà phê, dứa, trứng và các loại hạt.
  • Các thực phẩm cứng nhọn như xương, mía,… có thể làm trầy xước vùng miệng của bé.
  • Do bị nhiễm khuẩn hay dị ứng với các tác nhân bên ngoài.
  • Thiếu các khoáng chất và vitamin quan trọng như vitamin C, vitamin B12, sắt hay acid folic.
  • Dấu hiệu của một bệnh lý nhiễm trùng nào đó như mắc bệnh tay chân miệng, nhiễm virus Herpes, CMV hay nấm...
  • Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus này ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng.
  • Những trẻ có sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch.
  • Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
  • Rối loạn hệ bài tiết trong cơ thể.
  • Các hiện tượng viêm thường gặp là viêm tủy, viêm chân răng, sâu răng, sưng nướu... là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng ở trẻ em.
  • Thời tiết quá nóng, bé lại không uống nước nhiều để đáp ứng quá trình trao đổi chất khiến cơ thể bị thiếu hụt nước, khô khan trong miệng, phát ra các vết đỏ bắt đầu của bệnh.
  • Do trẻ sử dụng thuốc làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng hình thành vết loét trong miệng.
nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị bệnh nhiệt miệng, bố mẹ cần lưu ý nhé. Ảnh Internet

2. Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

  • Xuất hiện những nốt màu trắng xám hoặc vàng nhạt trong niêm mạc miệng của trẻ. Những nốt này thường hình tròn hoặc có hình bầu dục. Vị trí ở bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc ở trên nướu răng.
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ngủ kém.
  • Trẻ chảy nhiều nước dãi.
  • Đau trong miệng. Không ngậm hai môi lại với nhau.
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi.
  • Nướu lợi của trẻ có thể bị sưng hoặc chảy máu.
  • Trẻ có thể sốt cao hoặc nổi hạch ở cổ.
  • Trẻ bị nhiệt miệng và sốt, viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

Dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý

  • Giảm cân nhanh chóng.
  • Đau ở vùng bụng.
  • Sốt cao bất thường.
  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
dấu hiệu nhiệt miệng
Nhiệt miệng là khi xuất hiện các nốt màu trắng xám trong miệng khiến trẻ rất khó chịu và biếng ăn. Ảnh Internet

3. Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

3.1 Chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ. Dùng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ tránh làm tổn thương niêm mạc răng lợi của trẻ. Đối với trẻ nhỏ hơn có thể dùng rơ lưỡi vệ sinh nhẹ nhàng khoang miệng. 
  • Chọn kem đánh răng không chứa natri lauryl sunfat (SLS).
  • Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm loãng. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng cho trẻ 4 lần mỗi ngày cho tới khi vết loét lành hẳn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng mềm nguội trong thời gian điều trị nhiệt miệng. Không nên cho trẻ ăn đồ cứng, thức ăn chua, cay, mặn. Bởi chúng sẽ khiến vết loét trở nên tồi tệ hơn. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ từ rau xanh và hoa quả tươi. Đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ có đầy đủ các nhóm chất và thành phần dinh dưỡng.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Vì việc mất nước khiến các vết loét thêm nghiệm trọng hơn.
  • Nên cho trẻ ăn đồ lỏng, nhiều chất dinh dưỡng. Bổ sung thêm các loại vitamin là một trong những cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả, lành, giúp trẻ mau khỏi bệnh.
  • Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.
  • Cần phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
chữa trị bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng của trẻ cần được bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng để bé nhanh khỏi bệnh. Ảnh Internet

3.2 Điều trị nhiệt miệng cho trẻ bằng các thực phẩm tự nhiên

3.2.1 Mật ong

Chỉ được sử dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi, vì nó có thể gây ngộ độc cho bé. Mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống. vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn.

Mẹ chỉ cần dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

3.2.2 Mật ong và củ nghệ

Áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi mà không cân dùng thuốc . Nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.

Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

3.2.3 Dừa

Có thể sử dụng dầu, nước hoặc sữa trong dừa để điều trị loét miệng cho trẻ em. Vì thế, hãy cho trẻ uống nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

Hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

3.2.4 Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng. Mẹ có thể cho bé dùng thực phẩm này khi bé trên 8 tháng tuổi và bé mới biết đi.

3.2.5 Lá húng quế

Bé nhai loại lá này làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ.

3.2.6 Cam thảo

Lấy tinh chất cam thảo bằng cách đun sôi, sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất. Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

3.2.7 Lá húng chó

Lá húng chó còn có tác dụng trị nhiệt rất hiệu quả cho trẻ. Cách làm giảm nhiệt tốt nhất là xay lá húng chó rồi cho bé uống. Mùi vị lá húng chó khá khó uống, mẹ có thể cho thêm chút mật ong để tạo vị ngọt.

Chữa trị bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em có thể được điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho bé. Ảnh Internet

3.3 Điều trị bằng các phương pháp dân gian

3.3.1 Uống nước khế chua

Đun sôi khế tươi 2 – 3 quả, giã nát cùng với nước, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

3.3.2 Cỏ mực

Lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Cỏ mực có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển.

3.3.3 Lá rau ngót

Lá và rễ rau ngot đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Mẹ nên lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

3.3.4 Lục nhất tán

Bài thuốc này rất thích hợp dùng cho trẻ, gồm hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần. Thuốc này trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mùa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

3.3.5 Cùi dừa

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

3.3.6 Cà chua

Cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

3.3.7 Vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày cho bé.

3.3.8 Củ cải trắng

Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

phương pháp dân gian
Bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian để trị bệnh nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả. Ảnh Internet

3.4 Điều trị bằng thuốc

  • Mẹ kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol. Nên dùng phối hợp thêm các thuốc hỗ trợ gan từ thảo dược như boganic, trà artiso… có tác dụng thanh lọc và làm mát gan mật.
  • Điều trị bằng thuốc bôi trực tiếp, có thể sử dung phối hợp 4 loại thuốc để bôi vào vùng nhiệt miệng cho trẻ. Sunfamethoxazon, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ , cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng ( tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da ) , đồng thời thuốc có tính cản khuẩn – tiêu viêm ( thuốc không có kháng sinh ) từ đó làm cho vết loét nhanh lành .
  • Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu ở bác sĩ xem những thành phần trong các loại thuốc này có gây ảnh hưởng đến trẻ em hay không.
  • Ngoài ra đối với các vết nhiệt không phải do virus nhưng quá lớn hoặc lâu lành, bác sỹ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xem có gì bất thường hay không.
  • Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc hay miếng dán giảm đau nào.
thuốc điều trị nhiệt miệng
Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc trị nhiệt n=miệng cho bé để tránh ảnh hưởng xấu cho bé. Ảnh Internet

4. Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc miệng họng.
  • Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi cho trẻ.
  • Không cho trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Hạn chế các món chua, cay, nóng.
  • Cho trẻ uống đủ nước. Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
  • Nếu trẻ đang bị các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì cần cách ly không tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây bệnh.
  • Tập thói quen súc miệng nước muối ấm 3 lần mỗi ngày.
  • Tránh ăn uống quá khuya.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nhiều loại nước ép hoa quả nhất là nước dừa.
  • Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.
  • Không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc trẻ.
phòng bệnh nhiệt miệng
Vệ sinh rặng miệng cho bé thường xuyên cũng như chú ý về chế độ dinh dưỡng và thức ăn của trẻ để phòng nhiệt miệng. Ảnh Internet

5. Những lưu ý về bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

  • Với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc thậm chí dưới 3 tuổi thì cần cẩn trọng việc dùng các loại thực phẩm tự nhiên như mật ong, nước cốt lá bồ ngót hoặc nước ép cà chua tươi để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé.
  • Cho trẻ ăn bột sắn dây thường xuyên nhất là vào mùa nóng.
  • Kiểm tra xem bé có bị dị ứng với món ăn nào hay không để tránh bị bệnh nhiệt miệng do đồ ăn.
  • Nếu bé không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì nhiệt miệng sẽ càng khó lành hơn.
  • Mẹ nên chú ý đến nhiệt độ của món ăn trước khi đút vào miệng bé.
  • Tránh để món ăn của bé quá nóng vì nó sẽ làm đau vùng miệng bị lở của trẻ và khiến bệnh nhiệt miệng ở bé trở nên nặng hơn.
  • Đối với các bé lớn gần 1 tuổi thì mẹ có thể cho bé uống thêm nước mát như nước rau má, nước râu ngô…để giải nhiệt cho cơ thể.
  • Khi trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng uống nước đá, ăn đồ lạnh như kem,…
  • Tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng như: cánh gà chiên, khoai tây chiên, ớt…tránh ăn thịt chó và các loại mắm.
  • Mẹ nên cho trẻ ăn nhạt. Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn, các thực phẩm gây nóng hay các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu,… vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.

Những thực phẩm cho trẻ bị nhiệt miệng

  • Củ cải : Giúp giải nhiệt.
  • Rau diếp cá, rau mã đề và rau má : Có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt.
  • Rau ngót, rau mồng tơi : Có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
  • Thịt vịt : Là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả.
  • Nước ép cà chua : Sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành.
  • Trà xanh : Có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, bên cạnh đó có tính sát trùng cao, chống oxy hóa.
  • Nước rau má : Rau má có chứa triterpenoids giúp chữa nhiệt miệng, chống viêm loét. Vì vậy, rau má là vị thuốc rất tốt trong việc làm dịu các vết lở loét trong miệng.
  • Nước cam hoặc chanh : Chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng nên rất tốt cho trẻ bị nhiệt miệng . Lưu ý không cho trẻ uống lúc đói.
  • Sắn dây : Bột sắn dây có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Để giảm đau rát cho bé mẹ nên nấu hoặc pha bột sắn dây cho trẻ ăn.
  • Trái cây tươi : Đu đủ, dưa hấu, chuối,… không có tác dụng đặc trị nhiệt miệng nhưng lại có tác dụng cung cấp Vitamin cực kỳ cao, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mát cơ thể.
  • Các loại hạt : Hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm cùng các loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giảm cân vì điều trị tốt bệnh nhiệt miệng.
  • Các loại thịt, cá : Cá chép, cá rô phi… có lượng mỡ khá thấp, chất béo có trong cá rất tốt cho cơ thể, chứa nhiều chất bão hòa…giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể, làm giảm lượng mỡ có trong cơ thể.
thức ăn
Mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm có tính mát để giúp cho bệnh nhiệt miệng của bé nhanh khỏi hơn. Ảnh Internet

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em không gây nguy hiểm nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé rất nhiều. Từ các thông tin ở trên Yeutre.vn đã tổng hợp ở trên, mong rằng bố mẹ có được một số thông tin cơ bản cần thiết, trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình. Bố mẹ cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cũng như những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng và có cách chữa trị kịp thời mẹ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI