Cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả mẹ cần biết

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả và mau lành là một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm khá nhiều, khi đang nuôi con nhỏ. Có thể nói rằng nhiệt miệng là một căn bệnh không hề nguy hiểm nhưng lại là một hiện tượng đáng lo ngại, khi nó thường xuyên “hành hạ” các bé trong mỗi bữa ăn hoặc bú sữa, do những cơn đau rát mang lại trong miệng.

banner ads

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng ở trẻ là gì. Nhưng, đây lại là một căn bệnh tương đối phổ biến mà các bé hay mắc phải. Vậy, mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu các cách trị nhiệt miệng cho trẻ mau lành như thế nào trong bài viết này, để giúp con nhanh thoát khỏi tình trạng đau rát khi ăn hoặc bú sữa nhé.

bé mút tay
Nhiệt miệng là bệnh phổ biến ở trẻ em và nó khiến bé luôn bị đau rát khi bú sữa hay ăn uống - Ảnh Internet

1. Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng ở trẻ

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là khi cho bú hoặc trong bữa ăn.
  • Trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường. Khi mở miệng bé ra để nhìn vào trong thì mẹ có thể thấy những đốm màu trắng hoặc ngà, sau một thời gian ngắn thì chúng có thể biến thành những vết lở loét.
  • Nếu không gây ra biến chứng gì nguy hiểm thì những đốm trắng này có thể tự lành sau 10-15 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt miệng không lành, có thể khiến bé bị sốt hay nổi hạch.
bé quấy khóc
Nhiệt miệng hoàn toàn có thể khiến bé bị sốt hay nổi hạch nếu không được chữa trị kịp thời - Ảnh Internet

2. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng thực phẩm tự nhiên

  • Sử dụng mật ong: Mật ong được đánh giá là loại “thuốc” trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ khá hiệu quả vì nó có khả năng “ức chế” được lượng vi khuẩn trong các vết lở, để chúng không phát triển được. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng mật ong để bôi vào vết lở của con, hoặc đối với các bé lớn hơn một chút thì mẹ cũng có thể cho con ngậm mật ong để các vết lở này được mau lành nhé.
  • Sử dụng lá húng quế: Lá húng quế có khá nhiều tác dụng trong việc chữa trị các loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá húng quế còn có khả năng kháng khuẩn và ngừa nấm khá tốt, khi nó có thể tiêu diệt tình trạng nhiễm khuẩn qua đường hô hấp hoặc ở các vết lở loét. Vì vậy, khi trị nhiệt miệng cho trẻ, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng lá húng quế như một loại “thuốc” có công hiệu tuyệt vời này.
lá húng quế
Lá húng quế có tác dụng kháng khuẩn khá tốt trong việc trị nhiệt miệng cho trẻ - Ảnh Internet
  • Sử dụng lá rau ngót: Rau ngót là loại rau có tính lành và chữa nhiệt nóng trong người khá tốt. Vì vậy, khi muốn trị nhiệt miệng cho trẻ, mẹ cũng có thể dùng rau ngót đấy. Cách làm như sau: mẹ hãy giã rau ngót ra rồi lấy nước cốt và cho thêm chút muối vào, sau đó mẹ có thể dùng gạc sạch chấm nước này để bôi lên vết lở của con.
  • Cho bé uống nước cam, chanh:  Hai loại quả cam và chanh không mang công dụng chữa nhiệt miệng trực tiếp. Tuy nhiên, cam và chanh lại chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé cực tốt. Bênh cạnh đó, hai loại trái cây này còn giúp bé chống lại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh hiệu quả. Vì thế, mẹ nên cho bé uống nhiều nước cam, chanh khi bị nhiệt miệng, để tránh việc nhiệt miệng có thể “hành” bé bị sốt nhé.
bé uống nước cam
Cho bé uống nước cam sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại nhiệt miệng - Ảnh Internet

3. Những lưu ý khi trị nhiệt miệng cho trẻ

Thứ nhất, mẹ đừng vì thấy bé biếng ăn hay sợ con đau miệng mà hạn chế cho con bú sữa, ăn dặm. Bởi vì khi bé không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì nhiệt miệng sẽ càng khó lành hơn.

Thứ hai, đối với các bé đã ăn dặm thì mẹ nên chú ý đến nhiệt độ của món ăn trước khi đút vào miệng bé. Tránh để món ăn của bé quá nóng vì nó sẽ làm đau vùng miệng bị lở của trẻ và khiến bệnh nhiệt miệng ở bé trở nên nặng hơn.

Thứ ba, đối với các bé lớn một chút (gần 1 tuổi) thì mẹ có thể cho bé uống thêm nước mát như nước rau má, nước râu ngô…để giải nhiệt cho cơ thể. Việc này cũng giúp bé được tình trạng bị nhiệt miệng lặp đi lặp lại nhiều lần.

bé ăn bột
Không nên cho bé ăn thức ăn quá nóng và mặn để tránh làm đau vùng bị lở trong miệng - Ảnh Internet

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ trước hết là việc sử dụng các bài thuốc dân gian, tự nhiên, phù hợp với độ tuổi, giúp bé mau lành, chóng khỏe. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng hơn, khiến bé bỏ ăn, bị sốt,...mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ. Thực tế một điều, bé bị nhiệt miệng đôi khi các mẹ cũng không nhận ra vì các vết lở luôn nằm trong miệng của con. Vì vậy, nếu thấy bé thường xuyên quấy khóc và biếng ăn thì mẹ nên nghĩ đến khả năng con bị nhiệt miệng và tiến hành chữa ngay cho bé nhé. 

Hoàng Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI