1. Nguyên nhân bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng ở trẻ em. Dưới đây là những tác nhân phổ biến nhất gây nhiệt miệng ở trẻ:
- Do trẻ bị nóng trong người.
- Do tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch ở trẻ do mắc phải một số căn bệnh khác.
- Tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thiếu một số nhóm chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tâm sinh lý trẻ không ổn định như hay lo âu, căng thẳng.
- Sang chấn thương ở miệng gây rách hoặc thủng niêm mạc miệng.
- Bệnh tay chân miệng cũng là một tác nhân gây nên bệnh nhiệt miệng ở trẻ.
- Do bị nhiễm khuẩn hay dị ứng với các tác nhân bên ngoài.
2. Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng
Khi trẻ bị bệnh nhiệt miệng sẽ có các biểu hiện đặc trưng như sau:
- Niêm mạc miệng của trẻ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng hoặc vàng nhạt từ 1 - 2mm và to dần đến 7 - 8mm, sau đó vỡ ra gây loét ở niêm mạc miệng gây nóng rát, đỏ, sưng tấy ở vết thương. Nếu nặng hơn có thể gây sốt hoặc nổi hạch.
- Một đường viền một đường khép kín xung quanh những đốm trắng có hình tròn, bầu dục hay ovan được là màu đỏ do viêm.
- Trẻ có các hiện tượng khó chịu, khóc, bỏ ăn, bỏ uống, trẻ bỏ bú, chảy nước dãi, trẻ khó ngủ ban đêm do bị đau miệng.
3. Cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng là một căn bệnh lành tính thông thường, bệnh sẽ tự khỏi từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ phải chịu đựng nhiệt miệng trong một thời gian dài như vậy thật không dễ dàng. Chính vì vậy, các bác sĩ thường cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau và nhanh hồi phục vết thương. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm không quá mặn, quá nóng hay cay.
Ngoài ra còn có một số bài thuốc dân gian mà bố mẹ có thể áp dụng tại nhà cho trẻ:
- Thường xuyên cho trẻ ngậm mật ong hoặc dùng gạc mềm thấm mật ong và rơ trên bề mặt vết thương hằng ngày. Từ nghiên cứu cho thấy mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Cho trẻ uống nước ép cà chua sống hằng ngày liên tục cho đến khi hết bệnh.
- Có thể dùng gạc mềm rơ trên bề mặt vết thương hằng ngày bằng nước ép lá bồ ngót. Trong danh sách bài thuốc hay chữa bệnh cho bé từ rau ngót, không khi nào thiếu bài thuốc trị nhiệt miệng bằng loại rau này. Bồ ngót rất mát, dùng trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.
Mẹo hay trị nhiệt miệng cho trẻ bằng thực phẩm có sẵn hàng ngày là vô cùng phổ biến, nhất là dùng lá bồ ngót, nước ép cà chua hay mật ong. Đây là 3 phương thuốc lành và trị nhiệt miệng rất hay vì nhanh lành nhanh khỏi. Đương nhiên còn nhiều bài thuốc từ thực phẩm rau trái quanh nhà khác, mà tùy mức độ của bệnh bé đang gặp phải, mà mẹ dùng cho phù hợp.
Mẹ cũng lưu ý, với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc thậm chí dưới 3 tuổi thì cần cẩn trọng việc dùng các loại thuốc tự nhiên như mật ong, nước cốt lá bồ ngót hoặc nước ép cà chua tươi để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé.
Ngoài ra, mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý loãng hằng ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng và làm nhanh lành vết thương.
4. Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ em là một bệnh dễ tái phát. Vì vậy sau khi điều trị khỏi cho trẻ, mẹ cần có phương án phòng ngừa thật tốt, để ngăn chặn bệnh quay trở lại. Với trẻ chưa bị nhiệt miệng, thì ngay từ bây giờ mẹ cũng lưu ý để giúp con phòng bệnh hiệu quả hàng ngày. Để phòng ngừa bệnh mẹ lưu ý các điểm sau:
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Nên tập cho trẻ đánh răng, xúc miệng thường xuyên.
- Dùng nước muối loãng làm sạch miệng cho trẻ hằng ngày.
- Không nên cho trẻ ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá cay.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học hằng ngày cho trẻ bằng cách ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc và có chế độ học tập và vui chơi hợp lý.
5. Chế độ dinh dưỡng
Nhiệt miệng ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên bị nóng trong người gây ra nhiệt miệng là tình trạng thường hay xảy ra nhất. Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ các thức ăn có tính giải nhiệt như:
- Cho trẻ ăn bột sắn dây thường xuyên nhất là vào mùa nóng. Đây là một thực phát rất tốt cho cơ thể.
- Thường xuyên cho trẻ uống nhiều loại nước ép hoa quả nhất là nước dừa.
- Cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây, khuyến khích con ăn rau xanh, các thực phẩm/ món ăn có tính giải nhiệt tốt.
- Trong khẩu phần khăn của trẻ cần da dạng phong phú, đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể.
- Thường xuyên bổ sung các thức ăn nhiều vitamin C, nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng bệnh một cách tốt nhất.
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em sẽ khiến trẻ rất khó chịu nhất là trong việc ăn uống. Và một khi ăn uống bị cản trở, nếu kéo dài hay thường xuyên diễn ra, thì chắc chắn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đó cũng là lý do, khi bị nhiệt miệng trẻ rất dễ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng. Vì thế, bố mẹ cần hiểu rõ có cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả trước hết đây thực sự là một việc làm rất cần thiết.
Nữ Phạm tổng hợp