1. Tại sao nói đi nhón gót tăng chiều cao cho bé?
Khi quan sát thời gian đầu mới tập đi, các bé sẽ có xu hướng đi nhón gót chân (kiễng chân). Nguyên nhân là vì khi mới tập đi, chân bé chưa quen khi tiếp xúc mặt đất, cảm giác sợ khi phải bước một mình, chân chưa đủ lực để chịu sức nặng của cơ thể,...Ngoài ra, cũng có thể do việc dùng xe tập đi cho bé với độ cao không phù hợp, làm bé có xu hướng nhón chân, ngã người về phía trước.
Đối với bé từ 2- 3 tuổi, bé đi nhón gót chân có thể là có chủ ý, nhằm di chuyển nhẹ nhàng, không để người khác biết. Đôi lúc, bé cảm thấy thích thú vì cảm giác khác lạ khi kiễng chân lên để đi. Dựa vào những điểm này, mẹ có thể luyện cho bé đi nhón gót bởi những tác dụng tích cực như sau:
- Tác dụng tốt cho não bộ và xương khớp
Xét ở góc độ y học, trong tây y thì họ dựa vào phương pháp định vị ba chiều, lúc này vị trí gót chân sẽ tương ứng với đại não của con người. Do đó, việc kích thích gót chân sẽ có tác dụng thúc đẩy máu tuần hoàn tốt. Còn trong đông y, họ sẽ dùng phương pháp mát xa chân thường xuyên nhằm khôi phục chức năng của não bộ.
Ngoài ra việc kiễng gót chân còn giúp trẻ tỉnh táo hơn, đánh thức thần kinh não, đầu óc sáng suốt và minh mẫn hơn. Một tác dụng khác của việc kiễng gót chân chính là để duy trì sự thăng bằng cho cơ thể. Đi nhón gót sẽ đẩy trọng lực về phía trước, bắp chân và đùi sẽ được kéo căng ra và đẩy lên cao. Chính nhờ điều này mà phương pháp đi nhón gót tăng chiều cao được áp dụng khá phổ biến cho bé. Chỉ cần bé được tập luyện thời gian lâu dài sẽ làm cho chân thon gọn và săn chắc, làm mềm các khớp, và tăng sự dẻo dai cho xương.
- Thư giãn
Như chúng ta đã biết, chiều cao của bé sẽ được phát triển tốt nếu bé sống trong môi trường vui vẻ, thoải mái. Và một trong những cách giúp bé giải tỏa căng thẳng đó chính là đi nhón gót. Mẹ hãy mát-xa chân cho bé thường xuyên để kích thích phản xạ não, giúp bé thư giãn.
2. Các bài tập cho bé đi nhón gót tăng chiều cao hiệu quả
Có lẽ nhiều người không biết rằng bàn chân nhỏ bé của chúng ta có chứa tới 7.200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết, 19 cơ bắp, 26 xương, 33 mạch, 107 dây chằng, 66 huyệt đạo quan trọng. Theo các chuyên gia đông y, bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của mỗi con người, nó có vai trò vô cùng đặc biệt và không kém phần quan trọng.
Hãy xem cách đi của những diễn viên múa ba lê, thì đi nhón gót cũng tương tự như vậy. Nghĩa là, trẻ phải dùng 2 mũi chân thay vì là cả bàn chân để giữ vững toàn thân trong 1 thời gian dài. Mục đích là nhằm kéo giãn cơ tối đa giúp tăng chiều cao.
Mẹ hãy lưu ý 4 bước sau đây để tập luyện cho bé:
- Bước chuẩn bị: Hãy chuẩn bị một tấm thảm hoặc cỏ êm trước khi thực hiện bài tập đi nhón gót để không bị đau các ngón chân và cơ.
- Bước 1: Đứng thẳng, hai bàn chân mở rộng với một khoảng cách thuận tiện nhất cho việc di chuyển.
- Bước 2: Bắt đầu nâng 2 tay qua đầu, hoặc có thể cong 2 tay như động tác đơn giản của diễn viên múa ba lê. Cố gắng giúp bé giữ ở tư thế này cho quen dần trước khi thực hiện nhón gót. Hiệu quả mà động tác này mang lại cũng là giúp tăng chiều cao cho bé, và cơ thể bé sẽ trở nên linh hoạt và thon gọn hơn.
- Bước 3: Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất giúp bé đi nhón gót tăng chiều cao. Hãy giúp bé thực hiện động tác nhón gót chân lên, lúc đầu có thể cho bé điểm tựa và đứng yên tại chỗ khoảng từ 3 -5 phút. Cứ kiễng gót lên rồi hạ xuống, sau một vài lần thuần thục, bé sẽ bắt đầu di chuyển xung quanh bằng các ngón chân. Bài tập này khá đơn giãn, có thể cho bé đi bộ quanh phòng khoảng 2-3 phút để các cơ co giãn ra hết mức có thể. Tiếp đó, để cho chân thư giãn vài giây và lặp lại động tác y như cũ.
Lưu ý khi luyện tâp cho bé đi nhón gót tăng chiều cao là phải kiên trì luyện tập thường xuyên thì chiều cao mới cải thiện đáng kể, và kéo giãn các cơ chân tối đa. Dù được đánh giá là khá hiệu quả, nhưng đi nhón gót chẳng qua chỉ là một bài tập hỗ trợ mà thôi. Như thế, mẹ vẫn cần cho bé tập luyện thêm các bài tập tăng chiều cao khác, hoặc nhờ đến xe tập đi làm công cụ giúp cải thiện tầm vóc tối ưu .
Mai Lê tổng hợp