Trứng vịt lộn có tác dụng dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể
Công dụng của trứng vịt lộn theo Đông y
Trứng vịt lộn có thể được xem như một bài thuốc bổ giúp phục hồi cơ thể cho người suy nhược. Khi bị thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, hay còi cọc… có thể dùng trứng vịt lộn vì nó có tác dụng dưỡng huyết, bồi bổ sức khỏe.
Công dụng của trứng vịt lộn theo các nghiên cứu khoa học
Thành phần dinh dưỡng trong một quả trứng vịt lộn bao gồm: 182kcal năng lượng; 82mg canxi; 600mg cholesterol; 13,6g protein; 12,4g lipit; 212mg phốtpho…
Ngoài những dưỡng chất trên, trứng vịt lộn còn chứa nhiều betacaroten (435µg), một số ít sắt, các vitamin A, B1,C và gluxit… Những chất này rất có lợi cho việc tăng cường sức khỏe của mẹ bầu.
Thực hư tác dụng làm tăng chiều dài chân thai nhi của trứng vịt lộn
Về nguyên tắc, mẹ bầu ăn đủ dưỡng chất, không thực hiện kiêng khem và không chăm chăm dùng một loại thực phẩm nhất định thì thai nhi sẽ có đủ điều kiện dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn trí lực. Nếu mẹ thi thoảng mẹ ăn 1 hoặc 2 quả trứng vịt lộn trong tuần thì điều này có thể tốt đối với cả mẹ lẫn con.
Tuy nhiên, việc chân dài hay chân ngắn còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi. Nếu mẹ ăn uống khoa học thì tất yếu con sẽ khỏe mạnh, không còi cọc và phát triển tốt kể cả chiều dài chân. Vì thế, không nhất thiết chỉ có việc ăn trứng vịt lộn mới có thể làm nên kỳ tích như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngược lại, nếu tập trung dung nạp một loại thực phẩm sẽ dẫn đến những tác dụng ngược tai hại mà mẹ bầu cần lưu ý.
Tác dụng ngược của việc ăn nhiều trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều
Chúng ta thường có thói quen hễ cái gì đã được coi là bổ dưỡng thì dung nạp càng nhiều càng tốt. Điều này nếu không hạn chế sẽ phát sinh những tác dụng phụ ngược lại với mọi lợi ích mà chúng ta vẫn nghĩ.
Ăn càng nhiều càng… ngán
Việc chăm chăm ăn một loại thức ăn sẽ dễ sinh ra cảm giác ngán. Mẹ bầu dễ dị ứng với thức ăn nếu đã ngán càng khó lấy lại cảm giác ăn uống. Như thế, sinh ra chứng sợ ăn và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Việc ăn trứng vịt lộn liên tục trong thời gian dài làm tăng hàm lượng cholesterol xấu
Khi lượng cholesterol trong máu cao, mẹ bầu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp cao. Những bệnh này đều ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.
Tốt nhất mẹ nên ăn uống khoa học, cân bằng, đủ chất và đủ lượng kể cả với món trứng vịt lộn.
Khi ăn, để cân bằng âm dương trong thức ăn, mẹ bầu cần ăn kèm với rau răm và tỏi nhỏ. Tuy nhiên, chỉ ăn ở mức vừa phải vì rau răm có thể gây sẩy thai đối với mẹ có cơ địa yếu hoặc dây chằng lỏng lẻo.
Để không bị ngán và phong phú bữa ăn, mẹ có thể thay đổi món như trứng vịt lộn rang me, lẩu trứng vịt lộn hoặc cháo trứng vịt lộn.
Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh, mẹ vui con khỏe nhé!
Yeutre.vn
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: