Mầm đậu nành được làm từ hạt đậu nành nảy mầm. Kích thước mầm dài khoảng chừng 3-5 cm, có phần thân trắng mềm và mọng nước. Cách làm mầm đậu nành bằng cách ủ cho hạt đậu nảy mầm. Mầm đậu nành là một loại thực phẩm bổ dưỡng và tươi ngon. Làm mầm đậu nành tại nhà khá đơn giản, bạn có thể tham khảo 2 cách làm khá phổ biến dễ thực hiện như dưới đây nhé.
1. Cách làm mầm đậu nành thủ công
Cách làm mầm đậu nành thủ công đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số yếu tố như nhiệt độ, không khí và thời gian ngâm đậu để thu được năng suất mầm đậu cao.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Hạt đậu nành (1/2 chén ăn cơm)
- 3-5 chén nước lọc
- Dụng cụ để làm như: rổ nhựa, lá chuối hoặc khăn sạch
1.2. Cách làm mầm đậu nành thủ công
Bước 1: Ngâm hạt đậu nành
Hạt đậu khi mua nên chọn những hạt to tròn đều, da căng bóng không bị sâu hoặc lép. Rửa sạch và loại bỏ những hạt lép, bụi bẩn,...
Sau đó cho toàn bộ đậu nành vào một cái thau. Đổ ngập nước và ngâm đậu. Thời gian ngâm đậu nành trung bình khoảng 8 tiếng đồng hồ hoặc qua đêm.
Bước 2: Ủ hạt đầu nành để làm mầm
Sau khi ngâm qua đêm, vớt đậu ra và rửa lại nhiều lần, nhặt loại bỏ đi những hạt không đạt chất lượng. Vớt đậu ra rổ để ráo nước.
Tiếp đến, chọn loại rổ có lỗ dưới đáy, cho đậu nành vào và rảy nước đều lên đậu để đậu ngậm nước.
Sau đó, lấy lá chuối hoặc khăn vải phủ kín lên trên.
Bước 3: Chăm sóc để mầm đậu phát triển
Đều đặn mỗi ngày, các bạn tưới nước cho đậu khoảng 3-5 lần/ngày cho đến khi mầm đậu mọc rễ để đậu có đủ nước phát triển.
Thường khoảng sau 2-3 ngày sau khi ủ, đậu sẽ dài khoảng 3-5 cm. Lúc này, bạn lấy ra cho mầm ráo nước để không bị thối.
Bước 4: Bảo quản sau khi nảy mầm
Sau khi thu hoạch, bạn cho đậu vào hộp nhựa đậy kín nắp. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Có thể bảo quản được 7 ngày sau khi thu hoạch.
2. Cách làm mầm đậu nành bằng máy làm giá
Với cách làm này, ngoài việc sử dụng máy làm giá các bạn dùng một ít viên sỏi để hỗ trợ làm mầm đậu thành công.
2.1.Chuẩn bị nguyên liệu
- 1/2 chén hạt đậu nành
- Một ít viên sỏi
- Máy làm giá đỗ
2.2. Cách làm mầm đậu nành bằng máy làm giá
Bước 1: Rửa và ngâm hạt đậu nành
Đậu này rửa sạch và loại bỏ hạt xấu như cách trên. Sau đó cũng ngâm nước khoảng 5 tiếng cho hat đậu mềm. Vớt ra rửa lại với nước sạch nhiều lần rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Tiến hành ủ đậu nành
Sử dụng máy làm giá, rải hạt đậu nành lên trên khay làm giá. Sau đó, rải soi lên trên mặt đậu nành rồi cho khay đậu vào máy, đậy bình chứa và phủ lớp màn che lại. Bật máy làm giá lên để bắt đầu ủ mầm.
Bước 3: Chăm sóc mầm đậu
Sau khi ủ, hàng ngày các bạn thay nước cho đậu 2 lần vào sáng và tối.
Sau khi ủ khoảng 3-4 ngày là đậu đả nảy mầm. Tùy độ dài bạn muốn mà thu hoạch nhé.
3. Tác dụng của mầm đậu nành đối với sức khỏe
Mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là những chị em muốn tăng size vòng 1. Bên cạnh đó, mầm đậu nành còn giúp tăng cường sức khỏe cho xương, gan, tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa.
Trong mầm đậu nành chứa nhiều Protein thực vật, không chất béo và rất ít calo. Thế nên, đây là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân tốt nên có trong thực đơn, nếu bạn đang có kế hoạch ăn kiêng giảm cân .
4. Mầm đậu nành chế biến được những món gì?
Mầm đậu nành có rất nhiều cách chế biến để sử dụng. Chế biến mầm đậu nành thành bột mầm đậu nành là cách giúp bạn bảo quản được lâu hơn. Bên cạnh việc chế biến thành tinh bột, bạn có thể sử dụng mầm đậu nành vừa nảy mầm xay làm nước đậu nành uống.
Ngoài ra, mầm đậu nành cũng có thể được dùng để chế biến salad hoặc một số món ăn thân thiện khác, tùy theo khẩu vị và sở thích.
5. Cách chọn và mẹo ủ để đậu nành nảy mầm tốt
Trên thị trường có rất nhiều loại đậu nành. Tuy nhiên chọn được loại đậu tốt là vô cùng quan trọng. Vì chất lượng đậu cũng quyết định để tỷ lệ nảy mầm. Dưới đây Yeutre.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm chọn đậu và mẹo ủ để bạn tham khảo nhé:
- Nên chọn giống đậu nành to, da láng không bị lép hoặc sâu đục. Bạn quan sát hạt đậu có kích cỡ đều, màu sáng để tránh chọn phải đậu cũ.
- Nhặt đậu kỹ trước khi ngâm và sau khi ngâm nước để đảm bảo loại bỏ cao nhất những hạt đậu không chất lượng. Điều này giúp bạn ủ đậu nẩy mầm đều.
- Khi ủ đậu nên đặt ở nơi có nhiệt độ khoảng từ 20-25 độ C.
- Để hạt đậu có thể hấp thu đủ không khí cho quá trình thoát nước. Nên khi ủ đậu nên dùng loại rổ và cần thiết thì tạo lỗ để đậu được thông thoáng hơn.
- Để đảm bảo an toàn cho người dùng, trước khi sử dụng mầm đậu nành nên được chế biến cẩn thận. Điều này giúp giữ được hương vị thơm ngon, dưỡng chất cho cơ thể.
Mầm đậu nành được rất nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Bởi qua nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm đậu nành có chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi nói chung. Mầm đậu nành cũng được cho là tốt hơn khi sử dụng đậu nành chưa mọc mầm, hay các thành phẩm chế biến từ hạt đậu nành. Với 2 cách làm mầm đậu nành và những thông tin hữu ích liên quan mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn chia sẻ hôm nay, chắc chắn sẽ giúp bạn có được những mẻ mầm đậu nành chất lượng. Nhờ đó, bạn có thể chế biến thêm các món ăn ngon, thức uống từ mầm đậu nành an toàn, góp phần bổ sung cho thực đơn lành mạnh của gia đình.
Khánh Kim