Hầu hết các mẹ ai cũng mong muốn được sinh thường, tuy nhiên có những trường hợp nguy cấp bắt buộc mẹ phải chọn phương pháp mổ đẻ, để an toàn cho cả mẹ và con. Đương nhiên khi ca sinh mổ thành công, việc rất quan trọng cần làm tiếp theo đó là các mẹ phải chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách.
1. Chăm sóc vết mổ sau sinh ra sao?
1.1 Chăm sóc vết mổ sau sinh
- Sau ca mổ thành công, các mẹ cần được chăm sóc vệ sinh vết mổ sau sinh đúng cách, cùng chế độ ăn uống thích hợp để vết mổ nhanh lành và không để lại sẹo xấu. Mẹ nên giữ phần băng gạc đã được vô trùng ở vết mổ luôn khô ráo trong khoảng thời gian từ 24h đến 48h đồng hồ sau mổ.
- Khi thay băng và vệ sinh vết mổ, cần phải đảm bảo vệ sinh dụng cụ băng gạc được vô trùng, để không làm nhiễm trùng vết mổ. Khoảng 4 - 5 ngày hoặc 1 tuần, vết mổ sẽ được cắt chỉ, các mẹ hãy nhớ lắng nghe những chỉ dẫn của y bác sĩ về việc chăm sóc vệ sinh vết mổ sau sinh.
- Sau khi về nhà, hàng ngày các mẹ dùng dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh vết mổ. Nhớ vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi vệ sinh vết mổ nhé. Sau khi tắm xong, các mẹ dùng nước muối sinh lý lau vết mổ, sau đó dùng bông gòn vô trùng lau thật khô. Mỗi ngày các mẹ dùng bông gòn đã vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi đắp lên vết mổ ít phút, để giảm bớt tình trạng bị ngứa của vết mổ khi đang lành nhé.
1.2 Một số lưu ý
- Khi vết mổ sau sinh bị ngứa mẹ nên cố gắng không gãi vì sẽ khiến tổn thương vết mổ và sau này sẽ làm vết mổ có sẹo lớn hơn.
- Khi vết mổ có dấu hiệu căng cứng và mọc lông ở vết mổ, các mẹ hãy dùng nhíp để nhổ thử xem có mủ ở gốc cọng lông không. Nhớ dùng cồn vô trùng dụng cụ trước khi nhổ nhé.
- Không được tự ý bôi bất kì thuốc gì lên vết mổ sau sinh, nếu không có sự cho phép của bác sĩ để tránh dị ứng, nhiễm trùng vết mổ.
- Mẹ sinh mổ nên kiêng ăn rau muống, trứng và hải sản vì sẽ làm vết mổ bị sẹo lồi. vết mổ loang và dễ bị ngứa.
2. Những dấu hiệu vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng
- Lên cơn sốt : Thường thì bị sốt có thể có nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng, nếu các mẹ bị sốt trên 38 độ và không thuyên giảm thì rất có thể các mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
- Mùi hôi lạ : Trường hợp vết mổ sau sinh có mùi hôi khó chịu thì có thể vết mổ đã bị nhiễm trùng
- Sưng, đau nhức : Vết mổ bị sưng đỏ, đau nhức khó chịu chính là dấu hiệu nhiễm trùng rõ nhất mà mẹ nên lưu ý.
- Cơ thể ớn lạnh, rét run : Nếu cơ thể mẹ xảy ra triệu chứng này kèm theo sốt thì đây chính là những dấu hiệu của việc mẹ bị nhiễm trùng.
- Các chị em nên theo dõi tình trạng vết khâu để kịp thời xử lý khi vết mổ nhiễm trùng.
Các mẹ nên lưu ý theo dõi vết mổ sau sinh thật kỹ lưỡng, nếu có những biểu hiện như trên hoặc những biểu hiện bất thường khác, hãy mau đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.
Việc sinh mổ đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của các mẹ rồi, vì vậy, nếu chăm sóc vết mổ sau sinh không đúng cách sẽ khiến các mẹ càng mệt mỏi, khó chịu hơn. Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết trên, sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin hữu ích, trong việc chăm sóc vết mổ sau khi sinh được cẩn thận hơn. Chúc các mẹ thật nhiều sức khoẻ nhé.
Thanh Ngân tổng hợp