Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung các vitamin và khoáng chất đúng cách

Chế độ dinh dưỡng được các nhà khoa học chứng minh có sức ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và quyết định đến khả năng thành công của thai kỳ. Trong số các chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ có thể kể đến như: sắt, kẽm, canxi, i-ốt, vitamin D…

banner ads

Để giúp mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của những khoáng chất này cũng như cách thức bổ sung chúng ra sao cho phù hợp, bài viết này sẽ đi sâu và làm rõ vai trò của từng chất.

1. SẮT

Vai trò của sắt

Không có đủ chất sắt, cơ thể không thể tạo ra hemoglobin trong máu và dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, sắt còn giúp cho cơ thể mẹ chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn và biến các tiền tố Betacaroten thành Vitamin A.

Thực phẩm có chứa chất sắt

Người ta tìm thấy một hàm lượng sắt rất cao trong thịt động vật .

Hầu hết các loại thực phẩm từ thực vật đến động vật đều có chứa chất sắt với hàm lượng ít nhiều khác nhau. Đặc biệt, người ta tìm thấy một hàm lượng sắt rất cao trong thịt động vật.

Tuy vậy, không phải cứ dùng thực phẩm giàu chất sắt thì người mẹ có thể bổ sung đầy đủ sắt. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Chính vì vậy, trong những chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các chuyên gia luôn khuyên các thai phụ nên bổ sung thêm thuốc sắt phối hợp với chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt.

Bổ sung sắt đúng cách

+ Để sắt được hấp thu tốt nhất từ nguồn thực phẩm nên dùng thêm những loại rau trái giàu vitamin C.

+ Sắt có nguồn gốc thực vật khó hấp thu hơn sắt có nguồn gốc động vật. Dùng sắt có nguồng gốc động vật giúp hấp thu sắt có nguồn gốc thực vật tốt hơn.

+ Đối với thuốc sắt, để ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra nên dùng sau khoảng 2 tiếng từ bữa ăn gần nhất. Đồng thời, tránh xa những chất tương tác làm giảm khả năng hấp thu sắt như cà phê, trà đen…

+ Ngoài ra, bạn không nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống thuốc sắt cùng thời điểm bổ sung thuốc có chứa canxi hoặc thực phẩm giàu canxi vì sự tương tác này có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt.

Liều lượng sắt dùng cho phụ nữ mang thai

Nên bổ sung sắt khi mang thai.

+ Thời điểm mới phát hiện có thai đến sau sinh 1 tháng: 60mg sắt + 400mcg acid folic/ ngày.

+ Bổ sung thêm nguồn sắt từ thực phẩm.

Tác dụng phụ của sắt

- Dùng quá liều lượng hoặc hàm lượng sắt trong thuốc cao có thể ảnh hưởng đến đường ruột gây ra táo bón, ợ nóng, buồn nôn, nôn. Vì thế, nếu muốn tránh ợ nóng hoặc buồn nôn, hãy uống trước khi đi ngủ.

- Thỉnh thoảng có một số thai phụ tiêu chảy do thuốc sắt nhưng rất hiếm.

- Uống tăng liều dần từ thấp đến cao hoặc dùng thuốc có hoạt tính cao.

- Khi uống sắt, phân có màu sẫm hơn là bình thường nhưng nếu có máu trong phân phải ngưng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.

2. KẼM

Vai trò của kẽm

Chức năng của AND được hoàn thiện là nhờ vào kẽm. Vai trò của kẽm vô cùng quan trọng trong quá trình tạo thành và phát triển của các tế bào thời kỳ bào thai. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng vị giác, khứu giác và giúp cơ thể có khả năng làm lành vết thương. Mẹ mang thai thiếu kẽm sẽ dễ bị sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con thiếu tháng nhẹ cân và khó khăn trong quá trình sinh nở.

Thực phẩm giàu kẽm

Hàu và các loại hải sản có vỏ như cua, tôm, sò, ốc… là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất.

- Hàu và các loại hải sản có vỏ như cua, tôm, sò, ốc… là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất trong tự nhiên. Chỉ dùng một con hàu là đủ lượng kẽm bạn cần có trong một ngày.

- Ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, thịt gia cầm và thịt đỏ cũng là nguồn thực phẩm giàu kẽm.

- Ngoài ra, một lượng nhỏ kẽm cũng có trong sữa và những sản phẩm từ sữa.

Bổ sung kẽm từ viên uống

Vitamin tổng hợp có thể giúp bạn bổ sung thêm kẽm khi cơ thể không hấp thu đủ lượng kẽm từ thực phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vì nếu như ăn đủ lượng thịt theo chế độ dinh dưỡng cân bằng đã đủ cung cấp lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Lưu ý, không nên ăn trái cây khi dùng thuốc bổ sung kẽm vì nó khiến kẽm khó được hấp thu hơn.

Liều lượng kẽm

+ Phụ nữ mang thai: > 19 tuổi: 11 mg/lần;

+ Phụ nữ cho con bú: > 19 tuổi: 12 mg/lần;

+ Phụ nữ bình thường: 8 mg/lần

Không giống như khi dùng những chất khác, bạn có thể không cần phải dùng đúng liều lượng kẽm này cho mỗi ngày mà có thể dồn lại và dùng cho một tuần.

3. I-ỐT

Vai trò của I-ốt

I-ốt giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố, quan trọng hơn nó còn trợ giúp tuyến giáp làm nhiệm vụ trao đổi chất. Thiếu hụt i-ốt sẽ làm suy giáp hoặc cường giáp gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi mang thai, nhu cầu i-ốt của mẹ càng cao hơn vì nó là một phần không thể thiếu của sự phát triển não bộ thai nhi. Nếu để dẫn tình trạng thiếu hụt i-ốt, mẹ có nguy cơ bị sẩy thai, sinh non hoặc thai lưu.

Tảo bẹ là một trong những thực phẩm giàu i-ốt.

Thực phẩm chứa i-ốt

Tảo bẹ (1mg/100g); tảo khô (1.8mg/100g); rau chân vịt (0.164mg/100g); rau cần (0.16mg/100g); cá biển (0.08mg/100g); muối ăn (7.6mg/100g); cải thảo (0.098mg/100g); trứng gà (0.097mg/100g).

Liều lượng dùng i-ốt

Cho phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú: 0.22-0.27mg/ ngày.

4. CANXI

Vai trò của canxi

Canxi đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai để giúp thai nhi có được một hệ xương và răng phát triển khỏe mạnh. Không những thế, canxi còn giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển tim, hệ thần kinh cũng như các cơ bắp của bé. Nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ bị còi xương bẩm sinh, thân hình biến dạng hoặc răng yếu.

Đối với người mẹ mang thai, thiếu canxi sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, đau nhức lưng, tê cơ, đau khớp và đốt sống, chuột rút… Nguy hiểm hơn, nếu bị hạ canxi ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật.

Sữa và các sản phẩm từ sữa; lòng đỏ trứng gà; gan động vật, bơ… là những nguồn bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể.

Thực phẩm giàu canxi: sữa và các sản phẩm từ sữa; lòng đỏ trứng gà; gan động vật, bơ… là những nguồn bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể.

Tương tác thực phẩm khi bổ sung canxi

:

+ Nhờ có vitamin D mà cơ thể có khả năng hấp thu canxi tốt hơn nên cần thiết phải tắm nắng khi kết hợp dùng thực phẩm giàu canxi.

+ Thức uống có ga, nước ngọt nhân tạo, cà phê… sẽ làm quá trình đào thải canxi của cơ thể diễn ra nhanh hơn trước khi kịp hấp thu.

+ Chế độ ăn mặn, thức ăn có chứa nhiều muối và chất béo; thực phẩm có thành phần axit phytic, axit oxalic sẽ làm cản trợ quá trình hấp thu canxi.

Liều lượng bổ sung canxi

:

+ Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: 800mg/ ngày (chủ yếu từ thực phẩm)

+ Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa:1000mg/ ngày (bổ sung thêm thuốc canxi 500mg/ngày)

+ Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và thời kỳ cho con bú:1500mg/ ngày

Lưu ý

:

Canxi sẽ tự đào thải ra ngoài cơ thể nếu dư thừa. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên bổ sung tối đa 500mg canxi. Các liều khác nên chia nhỏ dùng trong ngày để cơ thể được hấp thu tốt hơn.

Nếu thai nhi thừa canxi sẽ làm tăng canxi máu, dẫn đến biến dạng xương hàm hoặc gây ra tình trạng canxi hóa bánh nhau khiến quá trình trao đổi chất từ mẹ sang con bị gián đoạn.

5. VITAMIN D

Vai trò của vitamin D

:

Vitamin D được biết đến với khả năng tăng hấp thu canxi. Ngoài ra, nó còn nhiều tác dụng hữu ích khác như: giảm đau cơ và xương, hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.

Đối với thai nhi, vitamin còn đem đến nhiều ý nghĩa hơn khi nó giúp bé chống lại những căn bệnh dị ứng, và giúp cải thiện chức năng đường hô hấp. Thật thú vị là vitamin D lại liên quan chặt chẽ đến tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau.

Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D

:

Những thực phẩm giàu vitamin D.

- Vitamin D còn được gọi với cái tên là vitamin mặt trời. Điều này tiết lộ rằng nguồn chủ yếu cung cấp vitamin D là từ ánh sáng mặt trời. Do đó, tắm nắng là cách tốt nhất để hấp thu vitamin D.

- Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm:

+ Cá thu (425 IU/ 85 gr cá hồi, 547 IU/ 85 gr cá thu).

+ Lòng đỏ trứng (41 IU/1 lòng đỏ).

+ Gan bò hoặc gan bê (42 IU/ 85 gr gan).

+ Cá hộp (154 IU/85 gr cá ngừ, 270 IU/ 95 gr cá mòi).

+ Sữa chua (80-100 IU/ 180 ml).

+ Sữa nguyên kem, sữa không béo hoặc ít béo (100 IU/240 ml).

+ Sữa hạnh nhân (100 IU/240 ml).

+ Ngũ cốc ăn sáng (50-100 IU/ 1 chén).

+ Pudding làm từ sữa (49-60 IU/ 1/2 cốc).

+ Đậu hũ (80 IU/ 85 gr).

+ Bơ thực vật (25 IU/ 1 muỗng cà phê).

+ Nước cam bổ sung vitamin D (137 IU/ 1 cốc).

+ Bột yến mạch (150 IU/ 1 gói).

+ Phô mai (40 IU/1 lát).

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI