Uống nước lá vối khi mang thai: mẹ bầu được lợi đủ đường

Theo người xưa, mẹ bầu uống nước vối sẽ sinh con da trắng, xinh đẹp. Còn với nền y khoa ngày nay, nước vối được xem là loại thức uống tốt cho sức khỏe thai phụ.

banner ads

Cây vối mọc khá phổ biến ở các miền nhiệt đới. Chúng có tên khoa học là Cleistocalyx perculatus. Người ta thường dùng lá, cành và nụ non của loại cây này để chế biến thành thuốc, hay đơn giản hơn hãm như trà uống hàng ngày.

37343-3.jpg

Nước vối có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.

Các bộ phận của cây vối có mùi thơm dễ chịu, ngoài ra còn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và tanin.

Theo Đông y, lá vối giúp cho cơ thể giải nhiệt, tiêu hóa tốt hơn, kích thích thèm ăn và kiện tỳ. Hơn nữa, trong vối còn có chất đắng, chất này kích thích sự tiết dịch tiêu hóa. Tanin có trong cây vối cũng bảo vệ cho niêm mạc ruột. Thêm vào đó tinh dầu có trong cây vối giúp cho cơ thể kháng khuẩn hiệu quả nhưng lại không gây hại đến các vi khuẩn có ích sống trong đường ruột.

banner ads

Cuối cùng, trong thành phần của loại cây này còn chứa một số chất kháng sinh có thể diệt các vi khuẩn gây bệnh ngoài da như streptococcus, staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, salmonella, bacillus subtilis… Chính vì vậy mà nước lá vối còn được dùng để trị các bệnh trên da như ghẻ lở hay mụn nhọt…

1. Uống nước lá vối khi mang thai có những tác dụng tích cực nào?

Tốt cho hệ tiêu hóa

Khi mang thai, do thay đổi của hormone nên việc căn uống của mẹ bầu khá thất thường. Nước vối giúp mẹ vượt qua thử thách này khi kích thích thèm ăn cũng như thức đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, vitamin và khoáng chất có trong nước vối cũng giúp cho niêm mạc đường ruột của mẹ được bảo vệ.

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Nụ vối có tác dụng hạn chế tăng đường huyết cho cơ thể bởi chúng chứa các thành phần như polyphenol (128mg/gram) và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase có tác dụng trong việc này. Không chỉ giúp ổn định đường huyết, thành phần này còn giúp cho mỡ trong máu giảm và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra do bệnh tiểu đường.

Chống oxy hóa

Giống như trà, nước vối cũng có khả năng tiêu diệt các gốc tự do với khả năng chống oxy hóa của mình. Uống nước vối sẽ giúp mẹ ngăn chặn các nguy cơ đục thủy tinh thể, bảo vệ được tuyến tụy và hỗ trợ cho các men chống oxy hóa tự nhiên có sẵn trong cơ thể.

Thanh lọc cơ thể

37341-1.jpg

Mẹ bầu nên đun lá vối để uống như trà hàng ngày.

Trong nước vối có một lượng lớn muối khoáng và vitamin giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục năng lượng khi mệt mỏi vì vận động, làm việc. Đồng thời nó cũng là thức uống lợi tiểu, do đó nhanh chóng giúp cơ thể bài trừ được các độc tố qua đường tiểu tiện, thanh lọc hiệu quả cho cơ thể, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.

Sát khuẩn cho làn da từ trong ra ngoài

Sát khuẩn cho da là một trong những tác động tích cực của nước vối đối với mẹ bầu. Việc uống nước vối hàng ngày giúp cho làn da được hỗ trợ từ bên trong, trở nên mịn màng hơn, giảm trừ mụn và sự tiết dầu ở da. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tắm gội bằng nước lá vối cũng rất tốt để sát khuẩn cho da, chữa nhiễm trùng, nấm mốc cho cơ thể.

Có tác dụng làm đẹp cho mẹ bầu

Nếu mỗi ngày mẹ bầu uống đều đặn 1 lít nước vối thì mơ ước sở hữu làn da mịn màng, trắng hồng trong thai kỳ không phải là điều xa vời nữa. Hơn nữa, loại nước này có tác dụng hiệu quả trong việc đánh tan mỡ thừa, giúp cho các cơ săn chắc, phòng tránh được chứng béo phì khi mẹ bầu bí và giữ dáng cho mẹ sau khi sinh hiệu quả.

Uống nước vối giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh

Những nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu thường uống nước vối ngay trong thời gian bầu bí thì sẽ có nguồn sữa dồi dào cho bé sau khi sinh. Những thành phần vitamin có trong loại cây này cũng thúc đẩy các tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ song song với việc chúng thanh lọc giải độc cho cơ thể.

Mang thai uống nước vối thế nào cho đúng?

37342-2.jpg

Không chỉ khỏe mà mẹ bầu còn đẹp hơn trong thai kỳ khi uống nước ối.

Không có lưu ý đặc biệt gì cho mẹ bầu khi uống nước vối. Tuy nhiên, nên uống nước vối được nấu trong ngày, không nên uống nước để qua đêm.

Lá vối hoặc nụ vối dùng để nấu nước nên rửa sạch cho vào ấm đun sôi hoặc hãm như trà xanh để uống. Nước có màu nâu nhạt khi đun hoặc màu xanh như nước trà khi hãm, vị đắng nhẹ, ngọt dịu và thơm ngai ngái.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI