1. Chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai để con khỏe mạnh và sinh ra thông minh, người mẹ phải chịu nhiều áp lực về chế độ dinh dưỡng. Lúc này, bạn phải ăn uống nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu luôn là mỗi bận tâm của nhiều bà mẹ trẻ, là chủ đề gây tranh cái cho nhiều người.
Khi mang thai bạn cần ăn uống nhiều hơn bình thường
Đôi khi những thứ đại loại như: ăn gì để có lợi cho sức khỏe của mẹ và con ?, những món nào không được ăn? Ăn gì để con sinh ra thông minh? Hay lỡ uống một tách trà, hoặc một ly cà phê liệu có nguy hiểm cho con không?...Chỉ xoay chuyện ăn gì? kiêng gì cũng khiến cho đầu óc bạn quay cuồng và tất nhiên stress là điều không thể tránh khỏi.
2. Vận động
Nhiều phụ nữ quan niệm rằng, khi mang thai không nên vận động hay tập thể dục sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, ở những tháng đầu tiên và tháng cuối thai kỳ mẹ nên tránh vận động nặng nhọc. Vì ở tháng đầu tiên dễ bị sẩy thai, còn ba tháng cuối có thể bị sinh non.
Vì lo lắng việc đi lại, vận động nhiều có thể sẩy thai nên nhiều phụ nữ không dám vận động, chỉ ngồi một chỗ, nên dễ bị mệt mỏi, stress và bị nhiều biến chứng thai kỳ và khi chuyển dạ sẽ đau đơn hơn, thời gian chuyển dạ kéo dài hơn.
Đừng quá lo lắng về điều này, đi bộ nhẹ nhàng, hay những bài tập yoga rất hữu ích cho sức khỏe vừa giúp ngăn ngừa được nhiều biến chứng trong thai kỳ.
3. Sẩy thai
Nguy cơ sẩy thai ở thai phụ có sức khỏe bình thường rất thấp
Có thể nói nỗi lo nhất của người phụ nữ mang thai đó việc sẩy thai. Thật ra, nguy cơ sẩy thai đối với một thai phụ bình thường rất thấp chỉ chiếm 20% trong giai đoạn từ 6-8 tuần tuổi và sau đó nguy cơ này sẽ giảm xuống chỉ còn 5%. Nên thay vì lo lắng, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và ăn uống, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con khỏe mạnh.
4. Lo lắng về khả năng vượt cạn
Những người phụ nữ lần đầu tiên mang thai, thường lo lắng rằng liệu mình có đủ sức vượt cạn và lo sợ những đau đớn khi sinh, khiến tâm lý luôn căng thẳng, mệt mỏi và có thể bị stress nếu để tình trạng này kéo dài.
Bạn không cần phải lo lắng, hãy trang bị cho mình kiến thức sinh sản, thông qua các khóa học về tiền sản, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Việc hiểu đúng về vượt cạn sẽ giúp bạn tự tin không còn lo lắng nữa.
5. Vóc dáng sau sinh
Lo lắng không lấy lại được vóc dáng khi sinh là nỗi lo của nhiều thai phụ
Lấy lại vóc dáng sau sinh, luôn là nỗi lo của nhiều người. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về điều này, hãy dành thời gian chăm sóc cơ thể để con khỏe mạnh. Việc tăng cân sau sinh là điều bạn không thể tránh khỏi, cũng không nên cố gắng ép cân vì như thế sẽ không tốt cho sức khỏe và không có sữa cho con bú. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về chế độ dinh dưỡng sau sinh để vừa giữ được dáng vừa có sức khỏe để nuôi con.
6. Làm mẹ
Lần đầu tiên làm mẹ, mọi thứ đều mới mẻ, bạn lo lắng không biết làm thế nào để ru con ngủ? Làm thế nào để dạy con trưởng thành và ngoan ngoãn?… Hàng trăm nỗi lo khiến bạn mất ngủ dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi, sẽ không tốt cho em bé trong bụng.
Hãy dành thời thời gian để chăm sóc bản thân thật tốt, chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để đón chào thiên thần nhỏ ra đời mới là điều bạn nên làm lúc này.
Bạn đừng quá lo lắng, thiên chức của một người mẹ sẽ chỉ cho biết biết cách yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng con nên người.
Yeutre.vn
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: