Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng và những điều cha mẹ cần lưu ý

Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng là vấn đề không nhỏ, vẫn đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại khá đầy đủ về vật chất. Trẻ giai đoạn này dễ bị suy dinh dưỡng do con bước vào lớp 1, gắn với những thay đổi tâm sinh lý và môi trường. Cùng với đó, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng lại có thêm những khác biệt so với trước. Tuy nhiên, trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng là việc cũng dễ cải thiện, phòng tránh. Và để cải thiện, phòng tránh sao cho hiệu quả, cha mẹ hãy cùng tham khảo chia sẻ hữu ích sau đây của Yeutre.vn nhé.

banner ads
Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng
Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Ảnh Internet

1. Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng và các biểu hiện thường thấy

  • Biếng ăn
  • Ít hoạt động hoặc ưa quấy khóc
  • Chậm tăng ký hoặc đứng ký liên tục trong 2-3 tháng
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng
  • Rối loạn giấc ngủ (ngủ giấc ngắn hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ...)
  • Da xanh dần, cơ nhão dần
  • Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng
  • Cân nặng và chiều cao của trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng thường rất thấp khoảng 20,3 kg và chiều cao khoảng 117 cm.

2. Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng. Sau đây là một vài lý do điển hình:

  • Trẻ có hội chứng kém hấp thu : Thiếu vitamin D rất dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và có nguy cơ còi xương.
  • Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con : Cha mẹ chưa biết cách thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triền và tăng trưởng của bé. Thêm vào đó, cha mẹ chưa kết hợp cho con học tập, ăn uống, nghỉ ngơi và chơi thể thao hợp lý. Chính những điều đó góp phần gây ra tình trạng trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng.
Mẹ và con trai
Trẻ 6 tuổi suy dinh dưỡng có thể do mẹ không chăm sóc con một cách khoa học. Ảnh Internet
  • Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng : Những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến trẻ chán ăn và hấp thu kém.
  • Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ : Cha mẹ cho trẻ ăn nhạt quá hoặc mặn quá và không đủ chất dinh dưỡng của trẻ ở lứa tuổi của trẻ. Trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
  • Một số nguyên nhân khác như : trẻ hoạt động quá nhiều hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều.

3. Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng và những cách để chăm sóc trẻ đúng cách

  • Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để trẻ ăn tốt và bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ. Tăng số bữa ăn trong ngày như: cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, trong đó bao gồm 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ với sữa, trái cây, bánh, …
Trẻ ăn bữa phụ
Tăng cường bữa phụ hợp lý cho trẻ là một trong những cách cải thiện dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ. Ảnh Internet
  • Cho thêm chất béo vào thức ăn: cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…
  • Lứa 6 tuổi trung bình có thể ăn 1-1,5 chén cơm mỗi bữa. Nếu trẻ chỉ ăn được nửa hay 2/3 chén cơm cũng không sao cha mẹ có thể cho con ăn thức ăn phụ khác.
  • Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh để tránh gây ra hậu quả trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng. Sau khi bệnh trẻ mất sức cần bổ sung dưỡng chất cho trẻ lấy lại sức.
  • Cần có nguyên tắc xây dựng thực đơn và bữa ăn hiệu quả. Chú ý cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi thực đơn, chế biến món ăn phong phú để trẻ ăn ngon miệng hon.

4.  Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng

Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng có nhiều vấn đề về cả thể chất và tâm lý. Mẹ cần hiểu trẻ để có những thay đổi phù hợp hơn, giải tỏa những áp lực của trẻ.

Lưỡi của trẻ có nhiều gai vị giác hơn người lớn. Điều đó giải thích tại sao trẻ thường không ăn những thức ăn có vị dù chỉ hơi cay hay một vài loại rau hơi đắng hoặc đậm mùi. Khi mẹ đã hiểu điều này, những lựa chọn thay thế hoặc biến đổi linh động phù hợp trong cách chế biến, sẽ giúp trẻ bớt biếng ăn.

Mẹ nên trang trí thức ăn hấp dẫn , sinh động nhưng không kém phần bổ dưỡng cho trẻ. Nhưng thay vì ép trẻ ăn, mẹ hãy để chính hương vị, màu sắc món ăn kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ, để hạn chế tình trạng trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng. 

Món ăn sinh động về màu sắc
Món ăn sinh động về màu sách, cách trang trí dễ chinh phục trẻ và khuyến khích trẻ ăn nhiều. Ảnh Internet

Trong mỗi bữa, cần có ít nhất 1 món mà trẻ sẽ ăn. Điều này đảm bảo rằng, nếu các món khác thất bại thì chí ít trẻ cũng có thứ gì đó để ăn. Trẻ có thể quyết định mình sẽ ăn thứ gì, nhiều hay ít. Việc chọn này không sao cả các mẹ đừng lo, trẻ sẽ theo việc này mà tập thành thói quen.

Thử làm phong phú hương vị, ví dụ như món rau luộc hoặc hấp với một chút nước sốt để chấm hoặc bơ và lựa chọn thức ăn có vị cuốn hút hơn. Mùi thơm sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

Ngoài ra, để trẻ cảm thấy ăn uống là một niềm vui, nên để trẻ ăn cùng gia đình thay vì ăn một mình. Việc ăn chung vừa tạo không khí vừa giúp trẻ kích thích ăn nhiều hơn. 

Các yếu tố đề cập như trên đôi khi có thể nhiều mẹ không thấy quan trọng hoặc không chú ý. Nhưng, đây cũng chính là các lý do khá phổ biến ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, dẫn đến tình trạng chán ăn biếng ăn kéo dài. Và, nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, tất nhiên dinh dưỡng cho trẻ sẽ trở thành một vấn đề lớn, mà một khi mẹ không giải quyết tận gốc, hậu quả hiển nhiên sẽ là việc con rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. 

Trẻ ăn cùng gia đình
Trẻ ăn cùng gia đình là một niềm vui khiến con ăn uống tốt hơn. Ảnh Internet

Qua các chia sẻ trên chúng ta có thể thấy rõ hơn, vấn đề trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng cũng dễ làm cho các mẹ lo lắng. Từ đó tìm mọi cách chữa cho con nhưng không tìm hiểu kỹ lưỡng hoặc có chiến lược phù hợp, sẽ gây nên gánh nặng về tâm lý cho các mẹ và chính các con nữa. Tất nhiên, mẹ không chỉ chịu áp lực từ chính bản thân mình mà còn từ gia đình, họ hàng và những người xung quanh. Bởi, chúng ta hay quan niệm rằng trẻ em cần phải mũm mĩm, tròn trịa, điều đó làm các bà mẹ sẽ còn phải lao tâm không ít.

Thực tế, trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng thật sự rất phổ biến, đôi khi là ở các mức độ nhẹ mà chúng ta không thấy bằng mắt thường. Do vậy, mẹ luôn cần lưu tâm, theo dõi sức khỏe trẻ thật kỹ, kiểm tra theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn để theo dõi, nếu vấn đề với mẹ trở nên khó khăn, cải thiện không hiệu quả hoặc trẻ có chiều hướng suy dinh dưỡng nặng thì nhất định con cần được bác sĩ khám và điều trị. Bên cạnh đó, chính cha mẹ cũng cần tích cực, cập nhật nhiều hơn những kiến thức nuôi con khoa học hơn, để chăm sóc và nuôi dưỡng con thật tốt, cải thiện hiệu quả hơn tình trạng của con, hoặc tránh gây ra tình trạng trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng đáng báo động như hiện tại. 

Minh Tâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI