1. Các viêm nhiễm phụ khoa
Ngoài những bất tiện và tự ti trong sinh hoạt tình dục, viêm nhiễm phụ khoa còn là kẻ cản đường đáng ghét cho ý định thụ thai của phụ nữ. Khi mắc các chứng viêm nhiễm này, môi trường âm đạo của người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định ảnh hưởng đến sự thụ tinh. Chẳng hạn nó có thể làm giảm tính kiềm trong môi trường âm đạo, khiến tinh trùng khó có cơ hội được vào "vòng trong".
Viêm nhiễm phụ khoa là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó thụ thai
Bên cạnh đó, những viêm nhiễm phụ khoa còn kéo theo những hệ lụy như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm nhiễm cổ tử cung. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới. Nguyên nhân của các chứng viêm nhiễm này là do vệ sinh kém. Một nguyên nhân khác được xác định là do biến chứng của việc phá thai trước đó đã dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
2. Bệnh tiểu đường
Các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo các thai phụ về biến chứng có thể xảy ra khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một khi mắc tiểu đường, mẹ có nguy cơ tăng huyết áp cao trong quá trình mang thai. Nếu tình trạng này không thể kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai hoặc thai suy hô hấp.
Theo thống kê, con số thai nhi suy hô hấp do mẹ bị tiểu đường cao gấp 5 - 6 lần so với những trường hợp khác. Ngoài ra, hiện tượng thai to, hạ canxi máu là điều dễ xảy ra trong thai kỳ mà thai nhi phải đối mặt. Nó sẽ khiến thai nhi bứt rứt hoặc co cứng. Lượng bilirubin trong máu cao còn dẫn đến tình trạng vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể sẽ chết đột ngột có thể do thiếu oxy cấp hoặc mắc các dị tật bẩm sinh. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, mẹ nhớ đi khám và điều trị trước khi mang thai nhé.
3. Bệnh cao huyết áp
Nếu mẹ đã mắc bệnh huyết áp cao, thì khi mang thai bệnh càng trầm trọng thêm. Nó có thể đặt mẹ trong tình trạng cao huyết áp thai kỳ (đơn thuần); tiền sản giật, bao gồm phù, cao huyết áp và có đạm trong nước tiểu). Nếu mẹ đã mắc bệnh cao huyết áp mãn tính có khả năng sẽ ghép thêm tiền sản giật. Tình trạng này rất nguy hiểm. Nếu kiểm soát không tốt có thể gây ra tai biến vỡ mạch máu do áp lực quá cao. Riêng với thai nhi có thể bị dọa sinh non hoặc sinh ra bị suy dinh dưỡng.
4. Bệnh thận
Khi đã phát hiện mình mắc bệnh thận, mẹ nhất thiết phải được điều trị nếu muốn có con. Nếu mẹ chần chừ và để mang thai trước lúc kiểm soát được bệnh thì thai nhi rất dễ bị nhiễm độc vào giai đoạn đầu thai kỳ.
Khi phát hiện mình bị thận mẹ cần phải điều trị nếu muốn có con
Thêm vào đó, những thương tổn của thận và các bệnh phát sinh về thận có nguy cơ dẫn đến suy thận. Nếu đã suy thận độ 1, mẹ vẫn có thể mang thai nhưng hết sức lưu ý theo dõi chặt chẽ.
5. Bệnh lao phổi
Vào giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ sẽ rất mất sức và mệt mỏi triền miên do thiếu hụt dinh dưỡng, mất nước bởi chứng nôn nghén. Nếu mẹ còn mắc bệnh lao phổi sẽ là một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai kỳ của mẹ. Theo đó, các chuyển hóa cơ bản sẽ tăng khiến lưu lượng tuần hòa tăng và kết quả là gây xung huyết ở phổi.
Sang đến kỳ sinh nở, hiện tượng mất máu và tác dụng phụ của thuốc mê sẽ làm phổi của mẹ bị tổn thương. Khi đứa trẻ sinh ra, cơ hoành đột ngột hạ xuống khiến diện hô hấp tăng. Như vậy, sau sinh bệnh mẹ sẽ càng trầm trọng hơn.
6. Bệnh tim
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Khi mang thai lại cộng thêm căn bệnh này quả là một điều khó khăn cho chính người mẹ, thai nhi và cả các chuyên gia ngành y. Với bệnh nhân nhẹ, việc mang thai không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu nặng, mẹ cần cân nhắc đến khả năng mang thai vì nó đe dọa cả tính mạng mẹ và con.
Nếu đã mang thai, vào tam cá nguyệt cuối, trọng lượng mẹ tăng sẽ làm gia tăng mệt mỏi, sức ép, áp lực. Khi đó, khả năng sẩy thai sẽ rất cao. Nếu cả mẹ và con chống chọi được thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ rối loạn chức năng nhau thai hoặc thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Trường hợp xấu nhất là cả mẹ và con phải đối mặt với nguy cơ tử vong.
Với người bình thường, việc kiểm soát bệnh tim đã rất khó. Vì vậy, nếu muốn mang thai mẹ mắc bệnh tim phải cần đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm soát.
Yeutre.vn (Tổng hợp)