6 bệnh di truyền nên kiểm tra trước khi mang thai

(Yeutre.vn) Để bé yêu được sinh ra, lớn lên khỏe mạnh, bên cạnh việc bổ sung chất bổ, xét nghiệm, tiêm phòng, thì việc kiểm tra sức khỏe để tầm soát bệnh các bệnh di truyền từ mẹ cũng cực kỳ quan trọng. Sau đây, Yeutre.vn sẽ giới thiệu tới bạn một số bệnh di truyền mà bạn nên kiểm tra trước khi có ý định sinh con nhé.

banner ads

1. Bệnh tim

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có tới 29% các bà mẹ bị mắc các chứng bệnh tim, đột quỵ hoặc có tiền sử đau tim và nguy cơ di truyền từ mẹ sang con là khá cao. Mặc dù nguy hiểm, nhưng thực tế, các bác sĩ đều cho rằng đây là bệnh rất dễ phòng ngừa di truyền từ mẹ sang con nếu mẹ sớm phát hiện và kịp thời điều trị.

1936-benh-tim-di-truyen.jpg

Thai phụ nếu nghi ngờ mình mắc bệnh tim cần thực hiện chế độ ăn uống tốt, lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm khả năng di truyền từ mẹ sang con.

Vì vậy, nếu bạn bị bệnh tim hoặc nghi ngờ mình bị bệnh tim, xuất hiện chứng đau tim thường xuyên thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để được thăm khám và phát hiện sớm, kết hợp với lối sống lành mạnh để duy trì trọng lượng cơ thể, không tiêu thụ nhiều chất béo và muối, tập thể dục thường xuyên thì khả năng di truyền từ mẹ sang con sẽ rất thấp, thậm chí là không có.

2. Ung thư vú

Theo nhiều nghiên cứu tại Anh, bệnh nhân ung thư vú từ mẹ di truyền sang con tỷ lệ khoảng 3%, đặc biệt với những phụ nữ mang gen BRCA1 hoặc BRCA1 bị đột biến sẽ có nguy cơ di truyền rất cao cho con. Và nguy hiểm hơn cả, hầu hết những phụ nữ có gen đột biến này sẽ có tế bào ung thư vú rất cao ở độ tuổi còn rất trẻ.

Không chỉ từ mẹ di truyền sang con, ngay cả trong dòng họ của bạn, nếu có người đã từng bị ung thư vú thì nó cũng là nguy cơ gây di truyền sang bào thai của bạn nhé. Vì vậy, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, hàng năm bạn cần phải chụp X-quang để kiểm tra vú nhằm phát hiện sớm những tế bào ung thư và điều trị kịp thời. Dĩ nhiên, trước thời gian mang thai 3 tháng, bạn cũng cần phải kiểm tra chính xác lần nữa về vấn đề ung thư vú để đảm bảo con yêu được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

3. Bệnh béo phì

Rất ít các bà mẹ biết rằng, béo phì chính là một trong những bệnh di truyền từ mẹ sang con thậm chí dù mẹ có cân nặng bình thường. Theo nghiên cứu tại Anh, có tới 4% những đứa trẻ bị béo phì khi sinh ra dù mẹ chúng có trọng lượng bình thường và có tới 41% phụ nữ béo phì vì mẹ mình bị béo phì.

1937-beo-phi-di-truyen.jpg

Béo phì là một trong những bệnh có thể di truyền từ mẹ sang con.

Việc kiểm tra về gen để xác định tỉ lệ di truyền béo phì từ mẹ sang con gái hoặc từ cha sang con trai rất quan trọng, từ đó giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, duy trì lối sống lành mạnh cho con sau khi con được sinh ra để con giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì cao ở con.

4. Ung thư phổi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mẹ mắc bệnh ung thư phổi thì nguy cơ 10% sẽ di truyền sang con, đặc biệt là bé trai. Vì vậy, mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng phổi của mình để phát hiện sớm tế bào ung thư và được các bác sĩ tư vấn, điều trị dứt điểm kết hợp với lối sống lành mạnh, tập thể dục, hít thở không khí trong lành giúp hồi phục chức năng phổi nhằm hạn chế tính di truyền sang con.

5. Đau nửa đầu

Cũng giống như béo phì, đau nửa đầu không chỉ là bệnh của mẹ mà nó còn có nguy cơ di truyền cao từ mẹ sang con. Theo tiến sĩ Kate Henry, một nhà thần kinh học tại ĐH Newyork, có tới 70-80% những cô gái bị đau nửa đầu mà di truyền chính từ người mẹ.

1938-dau-nua-dau-di-truyen.jpg

Đau nửa đầu cũng có khả năng di truyền từ mẹ sang con rất cao.

Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, nếu cha hoặc mẹ bị bệnh đau nửa đầu thì khoảng 50% con cái bị, còn nếu cả cha mẹ đều đau nửa đầu thì có tới 75% con cái bị di truyền, thậm chí, họ hàng bị đau nửa đầu thì tính di truyền cũng lên tới 20% cho thai nhi.

Qua đó cho thấy, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh đau nửa đầu vô cùng quan trọng giúp giảm tính di truyền sang con để mẹ sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

6. Bệnh tiểu đường loại II

Đây cũng là một trong những bệnh có nguy cơ di truyền cao từ mẹ sang con, đặc biệt là nếu cả bố và mẹ cùng bị. Trong đó, có 40% tỷ lệ con sẽ mắc tiểu đường loại II từ mẹ.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tính di truyền bệnh tiểu đường loại II vẫn có thể “khống chế” nếu mẹ thăm khám định kỳ, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tăng lượng chất xơ trong thức ăn, tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Tư vấn của bác sĩ

Trên thực tế, vẫn có thể phòng tránh được một số bệnh di truyền nếu điều chỉnh kịp như tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình bệnh tật của mình, sự ảnh hưởng đối với việc mang thai và biện pháp phòng ngừa cho bé tốt nhất.

Vì vậy, nếu bạn có ý định mang thai thì không nên qua những xét nghiệm về tính di truyền đã nêu trên nhé.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI