Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh sớm - có nên hay không?

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thường được tiến hành sau khi bé sinh được vài ngày. Nhiều cha mẹ không khỏi băn khoăn về điều này, vì lo bé còn quá nhỏ, việc tiêm phòng lao sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy việc chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh sớm có thật sự cần thiết - phụ huynh hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

banner ads

1. Vì sao phải chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh sớm

Sức đề kháng của các bé mới chào đời rất yếu, các bé rất dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công gây nên các loại bệnh nguy hiểm, và bệnh lao là một trong số đó. Bệnh lao gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ và có nguy cơ tử vong cao. Chích ngừa lao là mũi chích ngừa quan trọng với trẻ, nếu được chích sớm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Vì vậy, cha mẹ yên tâm và nên chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh sớm, giúp bảo vệ bé khỏi tác nhân gây bệnh cao hơn. Thời điểm chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh giúp đạt hiệu quả tối ưu nhất đó là tiêm cho trẻ trong tháng đầu sau sinh (trước 28 ngày tuổi) và tốt nhất là ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh.

Tiêm ngừa lao cho trẻ sơ sinh
Thời điểm tiêm ngừa lao tốt nhất cho trẻ sơ sinh là ở khoảng tuần thứ 2 - tuần thứ 3 sau sinh. Ảnh Internet

Tuy nhiên, nếu tình hình sức khoẻ của trẻ không đảm bảo cho việc chích ngừa lao thì các mẹ có thể đợi bé khoẻ rồi mới tiêm. Nhưng, không nên để trẻ tiêm muộn quá 3 tháng sau sinh vì tiêm lao muộn sẽ có những phản ứng phụ nặng hơn.

2. Những phản ứng phụ khi chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh

Khi chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh, các bé đều có những phản ứng phụ sau tiêm, cụ thể như:

Sốt : Đây là biểu hiện khá bình thường vì cơ thể đang phản ứng với vắc xin. Thông thường các bé sẽ bị sốt nhẹ sau tiêm phòng , các mẹ có thể lau mát giúp bé dễ chịu hơn. Các mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt cao từ 39 độ trở lên.

Bé bị sốt sau tiêm ngừa lao
Sốt là phản ứng bình thường của trẻ sau tiêm phòng, ba mẹ hãy bình tĩnh xử lý. Ảnh Internet

Sưng tấy, mưng mủ ở vết tiêm : Sau khi tiêm ngừa cho bé được 2 tuần, tại vị trí tiêm sẽ sưng đỏ, mưng mủ, rồi xuất hiện vết loét. Khi vết loét tự lành sẽ để thành vết sẹo lớn khoảng 5mm và lúc đó cơ thể bé đã có thể miễn dịch với bệnh lao.

Ngoài ra có một số trường hợp bé bị phản ứng phụ nặng hơn chẳng hạn có thể bị nổi hạch ở nách và có thể dẫn đến áp xe. Khi thấy trẻ có biểu hiện như vậy, cha mẹ không nên tự ý chích rạch, nặn mủ ra, hãy đưa bé đến bệnh viện để được xử trí đúng cách.

3. Những lưu ý khi chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh

  • Cha mẹ nên báo cáo tình hình sức khoẻ của bé sau khi tiêm cho bác sĩ biết để được tư vấn, hay đưa ra những phương án tốt nhất cho bé.
  • Khi đi chích ngừa cha mẹ nên cho bé mặc áo quần rộng rãi, thoải mái giúp cho việc khám kiểm tra và tiêm ngừa được tiến hành dễ dàng hơn.
Cho bé mặc đồ rộng rãi thoải mái khi đi tiêm
Cho bé mặc áo quần rộng rãi thoải mái khi đi tiêm, để việc tiêm ngừa được dễ dàng hơn. Ảnh Internet
  • Không nên để bé quá đói hoặc quá no khi đi tiêm ngừa.
  • Sau khi tiêm ngừa xong, cha mẹ không nên về nhà ngay mà ở lại cơ sở y tế theo dõi các phản ứng của bé ít nhất 30 phút, để xử lý kịp thời trong trường hợp nếu có xảy những biến chứng nguy hiểm (dù rất hiếm) sau khi chích ngừa.
  • Các bé sốt cao từ 39 độ thì cha mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt. Không được tự ý dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt nhẹ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Khi vết tiêm mưng mủ, cha mẹ hãy để vết mưng mủ tự vỡ và khô đi. Tuyệt đối không được nặn mủ ra cho bé vì sẽ gây nhiễm trùng rất nguy hiểm cho con.

Hy vọng với những thông tin liên quan đến việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh mà Yeutre.vn tổng hợp được, sẽ giúp ích cho ba mẹ. Qua đó, ba mẹ cũng không còn phải băn khoăn lo lắng về việc có nên chích ngừa lao cho bé sớm hay không nữa. Hãy chích ngừa lao đúng thời điểm, nhằm tăng sức đề kháng phòng chống lao cho con, ba mẹ nhé. 

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI