Trẻ bị sốt sau tiêm phòng mẹ cần chăm sóc thế nào để trẻ nhanh hết sốt, không gây biến chứng?

Tiêm phòng là biện pháp phòng tránh bệnh tật tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng trẻ bị sốt, quấy khóc sau tiêm phòng là rất bình thường nhưng lại khiến nhiều cha mẹ lo lắng.

banner ads

Thông thường các triệu chứng sau tiêm như vết tiêm sưng tấy, sốt, quấy khóc sẽ tự mất đi sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng tình trạng đau, sốt của trẻ sẽ rất nhanh chóng mất đi.

Tại sao trẻ bị đau, sốt sau tiêm phòng?

cham soc tre dung cach giam sot nhanh
Trẻ thường bị sốt sau tiêm phòng

Hiện tượng đau, sốt quấy khóc ở trẻ sau khi tiêm phòng là chuyện thường gặp. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm thường bối rối và xem đây là một vấn đề rất khó giải quyết. Có những mẹ phải chuẩn bị tâm lý từ hàng tuần trước khi bé đi tiêm.

Theo các bác sĩ, sốt là phản ứng bình thường sau tiêm phòng vì cơ thể nhìn nhận vắc-xin như một tác nhân lạ và có phản ứng lại để chống nhiễm trùng. Khi trẻ sốt, cơ thể khó chịu, lại có cảm giác sưng đau ở vết tiêm thì em bé quấy khóc là điều đương nhiên nên không có gì phải lo lắng quá mức.

Theo đó, những phản ứng sau tiêm như sốt nhẹ hay sưng đau trong vòng 24 giờ cũng không cần xử trí gì. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong bé nên được theo dõi tại cơ sở tiêm trong 30 phút. Và khi về nhà, gia đình phải theo dõi các phản ứng của bé trong vòng 24 – 48 giờ sau tiêm.

Ngoài các biểu hiện trên, một số trường hợp, trẻ bị nổi cục bằng hạt đậu, ngứa xung quanh vết tiêm. Một số trẻ từ 3-6 tháng tuổi còn gặp phải hội chứng rên lạ kéo dài, nghĩa là sau khoảng 6 -10 tiếng sau khi tiêm, trẻ bỗng phát ra những tiếng rên rỉ, thậm chí là la hét to. Nhiều bố mẹ thấy những biểu hiện lạ như vậy vô cùng hốt hoảng, song đây cũng chỉ là một trong những phản ứng phụ của tiêm phòng và có thể tự hết.

Chăm sóc trẻ đúng cách, giảm sốt nhanh

tai sao tre bi dau sot sau tiem phong
Cần chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm phòng

Dù biết quấy khóc, sốt là tình trạng bình thường sau khi trẻ tiêm chủng song nhiều bố mẹ vẫn rất hoang mang, lo lắng. Vậy làm thế nào thể giải quyết được tình trạng này.

Chườm nóng

Sau khi tiêm phòng nếu bé bị sốt cao trên 38 độ C mẹ nên dùng khăn ấm chườm nóng, lau vùng nách, bẹn và dùng khăn đắp lên trán để hạ nhiệt cho bé. Lưu ý tuyệt đối không được dùng nước đá hay khăn lạnh để chườm bé. Vì nước lạnh có thể làm các lỗ chân lông co lại khiến thân nhiệt càng tăng cao.

Cho con bú nhiều

Với những trẻ vẫn còn bú mẹ, hãy cố gắng cho trẻ ti nhiều hơn bình thường. Việc ngậm ti mẹ sẽ khiến bé cảm thấy thư giãn, thoải mái và quên đi vết đau. Hoặc bạn có thể vừa cho con ti vừa da tiếp da để có thể hạ sốt nhanh hơn.

Dùng thuốc hạ sốt

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C mới nên cho bé dùng thuốc hạ sốt với thành phần paracetamol để giúp con hạ nhiệt và bớt mệt mỏi hơn. Nếu sử dụng biện pháp chườm, bạn cần chườm nóng chứ tuyệt đối không được chườm lạnh. Trường hợp trẻ sốt 39 độ C trở lên, tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

Mặc quần áo rộng rãi

Ngoài ra, sau khi tiêm, bạn nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo bó gây cảm giác bí bách, khó chịu, nhất là vào những ngày nóng.

Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng

Về chế độ ăn uống, thời gian này, bé thường có cảm giác chán ăn, do đó, hãy cho bé ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và đừng quên chia nhỏ bữa ăn ra.

Trường hợp nào bạn nên đưa bé tới bác sĩ?

be kham bac si
Đưa trẻ tới bác sĩ khi thấy bé có nhiều dấu hiệu bất ổn

Sốt nhẹ, đau và quấy khóc là phản ứng bình thường sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện sau đây sau tiêm phòng, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:

- Sốt cao từ 39 độ C trở lên.

- Người ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt.

- Trong trạng thái lơ mơ, bỏ bú, bỏ ăn.

- Khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ.

- Nôn mửa, đại tiện ra máu.

- Xuất hiện phát ban.

- Co giật.

- Sốt liên tục trong hơn 48 giờ.

Tiêm chủng là một việc rất cần thiết trong những năm đầu đời của trẻ. Để hạn chế tình trạng sưng đau, sốt sau khi tiêm chủng, cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ thông tin và có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ tiêm chủng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI