Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nhất định phải biết

Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh là một dạng nhiễm trùng dù không quá phổ biến nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng yếu và khả năng nhận diện chính xác căn bệnh không phải dễ dàng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dạng bệnh này để có thêm những lưu ý vào sổ tay chăm con nhé. 

banner ads
Bé nằm trong lồng kính
Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh là 1 dạng nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm. Ảnh Internet 

1. Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là tình trạng màng bảo vệ não và tủy sống bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus. Đây là một bệnh nhiễm trùng không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Vì theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì độ tuổi này có nguy cơ bị viêm màng não cao hơn.

Các chuyên gia không chắc chắn tại sao một số em bé sơ sinh bị viêm màng não, nhưng họ tin rằng nó có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành của trẻ.

Viêm màng não có khả năng để lại di chứng lâu dài đối với trẻ và gây tử vong trong một số trường hợp. Tuy nhiên việc điều trị y tế kịp thời có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. 

Bé khóc
Viêm màng não có thể để lại di chứng lâu dài đối với trẻ. Ảnh Internet 

2. Triệu chứng của bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh

Một điểm khiến cho bệnh viêm màng não trở nên nguy hiểm hơn khi đối tượng là trẻ sơ sinh, đó là chúng ta khó phát hiện được bệnh sớm. Vì các triệu chứng ban đầu ở trẻ có thể không đáng báo động. Trẻ đơn giản chỉ cáu kỉnh hoặc mệt mỏi.

Ngoài ra, việc bệnh tiến triển nhanh chóng cũng là một yếu tố khiến trẻ nếu không được phát hiện kịp thời, sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nguy kịch.

Vì vậy, bạn cần lưu ý một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm màng não bao gồm:

  • Thóp trẻ phồng lên: có thể do áp lực hoặc chất lỏng trong não tăng lên
  • Trẻ bị sốt: sốt cao là một dấu hiệu cảnh báo của tình trạng nhiễm trùng. Nhưng một số trẻ đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không bị sốt
  • Bàn tay trẻ lạnh và cơ thể ấm
  • Trẻ bị ớn lạnh có thể bao gồm run dù sốt hay không sốt
  • Cổ trẻ cứng: cổ trẻ có thể ở tư thế cứng và hơi ngả ra sau
  • Trẻ khó chịu và khóc, đặc biệt khi được bế lên. Điều này có thể do cổ trẻ bị cứng và đau
  • Trẻ thở nhanh
  • Trẻ bị nôn trớ dai dẳng
  • Trẻ bỏ ăn
  • Trẻ ngủ khó đánh thức
  • Trẻ bị phát ban đỏ hoặc sẫm màu, hoặc xuất hiện vết bầm trên cơ thể. Nếu trẻ bị ốm, sốt và phát ban, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Vì đây là trường hợp cần được thăm khám và điều trị khẩn cấp. Việc can thiệp kịp thời và tích cực sẽ đảm bảo kết quả tốt hơn đối với trẻ. 

Bé sơ sinh khóc to
Bé khóc chịu và khóc đặc biệt khi được bế lên là triệu chứng rất cần chú ý. Ảnh Internet 

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh là vi khuẩn và virus. Trong đó viêm màng não do vie khuẩn thường nguy hiểm hơn virus, mặc dù cả hai trường hợp đều cần được chăm sóc y tế kịp thời.

3.1. Viêm màng não do virus

Một số loại virus có thể gây viêm màng não gồm:

  • Enterovius không bại liệt: đây là loại virus khá phổ biến lây lan qua tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc dịch tiết mắt, mũi của người bệnh. Tuy vậy, hầu hết trường hợp nhiễm loại virus này chỉ bị bệnh nhẹ.
  • Virus cúm: thường lây lan qua hắt hơi, ho và tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Cúm đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì khả năng dẫn đến viêm màng não của nó.
  • Virus herpes simplex (HSV): chủng virus này gây ra các vết loét lạnh và mụn rộp sinh dục. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hơn 65% dân số thế giới mắc HSV và nhiều người không biết điều đó. Một người có thể lây virus này cho em bé qua một nụ hôn, ngay cả khi họ không có triệu chứng bệnh nào cả. Trẻ sơ sinh có thể bị lây virus HSV từ mẹ trong khi sinh.
  • Virus Varicella zoster: virus này gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona. Nó rất dễ lây lan qua hơi thở, nói chuyện hay tiếp xúc với mụn nước của người bị bệnh.
  • Virus sởi và quai bị: là những loại virus cực kỳ dễ lây qua việc nói chuyện, ho, hắt hơi và dùng chung đồ dùng chẳng hạn như ly uống nước. Sởi và quai bị đã trở nên ít phổ biến hơn kể từ khi vaccine ngừa hai loại bệnh này được giới thiệu. Tuy nhiên, chúng vẫn rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
  • Virus West Nile hoặc các loại virus khác do muỗi truyền: hầu hết các loại virus này không gây viêm màng não ở người khỏe mạnh. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc loại bệnh này và các biến chứng khác. Vì vậy, bảo vệ trẻ khỏi bệnh là rất quan trọng. 
Muỗi
Một số virsu do muỗi truyền cũng có thể dẫn đến trẻ mắc bệnh viêm màng não. Ảnh Internet 

3.2. Viêm màng não do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn phổ biến nhất có thể gây nhiễm trùng cho trẻ gồm:

  • Liên cầu khuẩn nhóm B (B strep): loại vi khuẩn này lây truyền từ mẹ sang trẻ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở nếu mẹ bị nhiễm bệnh và không được điều trị
  • Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli): đây cũng là loại vi khuẩn lây từ mẹ sang con khi chuyển dạ, sinh nở và qua ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn
  • Streptococcus pneumoniae và Haemophilosenzae type b (Hib): là chủng vi khuẩn thường lây lan qua ho và hắt hơi
  • Listeria monocytogenes: thường lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm. Thai nhi có thể bị nhiễm vi khuẩn này nếu mẹ ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm trong lúc mang thai
  • Neisseria meningitidis: thường lây lan qua nước bọt

4. Điều trị viêm màng não ở tré sơ sinh

Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh được điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe nói chung của trẻ cũng như mức độ nghiêm trọng mà trẻ đang gặp phải.

Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bé.

Đối với viêm màng não do vi khuẩn, kháng sinh sẽ được sử dụng và thường được truyền qua đường tĩnh mạch.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kì (AAP) hầu hết các trẻ được điều trị kịp thời sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên khoảng 20% trẻ có thể bị di chứng suốt đời, bao gồm các vấn đề về thính giác, chậm phát triển, co giật và tê liệt.

Viêm màng não do virus không đáp ứng với kháng sinh. Nó thường không nghiêm trọng như nhiễm trùng do vi khuẩn (trừ HSV ở trẻ sơ sinh), và nhiều em bé sẽ phục hồi hoàn toàn mà không có biến chứng.

Tuy nhiên, cả hai loại viêm màng não trên đều cần được chăm sóc y tế kịp thời. Trẻ có thể cần được bổ sung dịch cùng với chất lỏng qua đường tĩnh mạch, thuốc giảm đau và theo dõi và nghỉ ngơi để hồi phục hoàn toàn. 

Bác sỹ đẩy xe có em bé
Trẻ nếu bị nghi ngờ mắc bệnh viêm não cần được chăm sóc y tế kịp thời. Ảnh Internet 

5. Phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bệnh viêm màng não ở trẻ, nhưng một số biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ sơ sinh bị mắc bệnh, trong đó, vaccine chính là chìa khóa.

Trẻ nên được tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm chủng hoặc theo khuyến nghị của bác sỹ.

Dù rằng vaccine không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp viêm màng não, nhưng chúng giúp bảo vệ chống lại một số loại viêm màng não do vi khuẩn và virus nghiêm trọng. Điều này giúp giảm rủi ro mắc bệnh cho bé.

Một số loại vaccine phổ biến gồm:

  • Vaccine Hib: trước khi vaccine Hib được lưu hành thì vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ. Hiện nay, nhiễm trùng do Hib đã giảm đi đáng kể nhờ vào vaccine. Vaccine Hib được tiêm mũi đơn hoặc kết hợp khi trẻ được 2,4,6 tháng tuổi và tiêm nhắc khi trẻ được 12-15 tháng tuổi
  • Vaccine phế cầu: vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác như viêm phổi. Tương tự như Hib, vaccine phế cầu cũng được tiêm vào 2,4,6 tháng tuổi và tiêm nhắc vào 12-15 tháng tuổi. Trẻ có vấn đề nhất đinh về sức khỏe có thể được tiêm thêm liều bổ sung khi được 2-5 tuổi
  • Vaccine mô cầu: được tiêm cho trẻ từ 11 tháng tuổi trở lên
  • Vaccine MMR: là vaccine ngừa các bệnh sởi-quai bị-rubella. Trước khi có vaccine MMR quai bị và sởi là nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não do virus, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Vaccine MMR được tiêm cho trẻ từ 12-15 tháng tuổi và tiêm nhắc khi trẻ được 4-6 tuổi. 
Tiêm phòng cho trẻ
Tiêm phòng cho trẻ cũng là cách phòng ngừa bệnh viêm màng não cho con. Ảnh Internet 

6. Hãy bảo vệ trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện và chúng còn quá nhỏ để có thể nhận được tất cả các liều vaccine, vì vậy tốt nhất chúng ta nên bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị bệnh. Bạn hãy tránh những người hoặc những nơi có thể khiến trẻ phải tiếp xúc với lượng vi trùng cao hơn. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau:

  • Tránh cho những người có vết loét lạnh hoặc dễ bị vết loét lạnh hôn trẻ
  • Giữ trẻ tránh xa những người bị bệnh, ho, hắt hơi, hoặc không khỏe
  • Giữ trẻ tránh xa đám đông bất cứ khi nào có thể
  • Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sữa cho trẻ
  • Yêu cầu người khác rửa tay trước khi bế trẻ, và tránh chạm vào mặt trẻ
  • Phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong khoảng tuần 35-37 của thai kỳ. Các bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với B strep nên được dùng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ để tránh lây cho bé
  • Giữ trẻ trong mùng, màn che trong khoảng thời gian hoạt động mạnh của muỗi, thường là từ hoàng hôn đến bình minh. Nếu bạn và trẻ phải ở ngoài trong thời gian này, hãy cho trẻ mặc đồ dài tay và sử dụng loại thuốc chống muỗi an toàn (có sự tư vấn của bác sỹ)-Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh do virus và vi khuẩn 
Rửa tay sạch
Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sữa cho trẻ. Ảnh Internet 

Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột và nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, trẻ nên được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, hoặc nếu trẻ có biểu hiện bất thường như quấy khóc, sốt, ngủ khó đánh thức hay phát ban mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù bệnh viêm màng não có thể rất nghiêm trọng, nhưng hầu hết trẻ sơ sinh sẽ khỏi bệnh nếu được chăm sóc y tế đúng cách.

Theo Medical News Today

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI