Thai nhi 30 tuần và những điều mẹ bầu cần biết

Thai nhi 30 tuần tuổi - thời điểm mà hầu như các bộ phận như tay, chân của con đã dần được hoàn thiện. Bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và cử động nhiều hơn. Tuy nhiên, còn 2 tháng nữa mới chào đời nên bé vẫn tiếp tục phát triển và lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Ở 30 tuần tuổi, thai nhi sẽ tiếp tục tăng cân và hình thành các lớp mỡ cho cơ thể. Còn về phía mẹ bầu, cơ thể của mẹ cũng có những thay đổi rõ rệt. Giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về thai nhi tuần này cũng như tình trạng của mẹ, bài viết dưới đây của Yeutre.vn đã tổng hợp những thông tin liên quan hữu ích, mời mẹ cùng tham khảo nhé.

banner ads
thai nhi 30 tuan tuoi
Thai nhi 30 tuần tuổi hầu như đã phát triển toàn diện. Ảnh: Internet

1. Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào ?

  • Giai đoạn này bé gần như đã được hoàn thiện, sự phát triển nổi bật nhất mà mẹ có thể cảm nhận rõ là hệ thống thần kinh của bé hoạt động hiệu quả, điều chỉnh các chức năng cơ thể, các dây thần kinh được bao phủ bởi myelin giúp cho não bộ phát triển tốt hơn.
  • Thai nhi 30 tuần tuổi có cân nặng khoảng từ 1,2 kg đến 1,7 kg, chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 39 cm đến 42 cm, và chuẩn bị tăng tốc phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
  • Bộ não của thai nhi cũng đang thay đổi, phát triển các nếp nhăn, gợn sóng trên não bộ.
  • Bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân và hình thành các lớp mỡ cho cơ thể. Các chất béo và mô sẽ giúp loại bỏ nếp nhăn cuối cùng trên da của thai nhi. Lớp lông tơ trên da mặt vẫn còn, nhưng đã giảm dần sau mỗi tuần.
  • Lúc này, để có thể hô hấp, bé sẽ bắt chước động tác thở bằng cách di chuyển cơ hoành. Việc này có thể làm cho thai nhi bị nấc, mẹ sẽ cảm nhận được trong tử cung có cảm giác rung động hoặc ọp ẹp.
  • Bé tiếp tục mở mắt và nhắm mắt lại, có phản ứng rõ với ánh sáng. Khi đi siêu âm, mẹ có thể quan sát được con đang cố gắng vươn mình ra và bắt tia sáng chiếu vào trong tử cung. Ngoài ra, mẹ cũng có thể phơi bụng bầu ra trước ánh sáng để giúp kích thích sự phát triển đôi mắt của bé. (Mẹ chú ý là ánh sáng phải vừa đủ, an toàn cho nhai nhi nhé).
  • Nếu là bé trai thì tinh hoàn lúc này sẽ di chuyển từ gần thận về tới háng và nếu là bé gái thì âm vật chồi lên. Quá trình này sẽ được hoàn thiện một vài tuần trước khi sinh.
su phat trien cua thai nhi
Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào ? Ảnh: Internet

2. Chỉ số thai nhi mẹ cần phải lưu ý khi thai nhi 30 tuần tuổi

Khi đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ kết quả đầy đủ nhất, khi đó mẹ nên quan tâm đến các chỉ số như: cân nặng trung bình của thai nhi, chiều dài từ đầu đến mông, đường kính lưỡng đỉnh của thai, chiều dài xương đùi để biết con mình phát triển có tốt hay không.

2.1. Cách đọc chỉ số thai nhi 30 tuần mẹ bầu nên biết

  • Tuổi thai 30+0 là thai tròn 30 tuần tuổi.
  • Tuần thai 30+1 tương đương thai 30 tuần một ngày.
  • Tuần thai 30+2 tương đương thai 30 tuần hai ngày.

2.2. Bảng chỉ số tuần thai 30 tuần cơ bản

Thai nhi 30 tuần + 0 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 70-82 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 53-63 mm
  • AC: Chu vi bụng: 229-284 mm
  • HC: Chu vi đầu: 268-300 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1294-1824 g

Thai nhi 30 tuần + 1 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 70-82 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 53-63 mm
  • AC: Chu vi bụng: 232-289 mm
  • HC: Chu vi đầu: 269-302 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1317 – 1856 g

Thai nhi 30 tuần + 2 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
  • AC: Chu vi bụng: 234-292 mm
  • HC: Chu vi đầu: 270-303 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1229-1888 g
me nen chu y chi so thai nhi
Chỉ số thai nhi mẹ cần phải lưu ý khi thai nhi 30 tuần tuổi. Ảnh: Internet

Thai nhi 30 tuần + 3 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
  • AC: Chu vi bụng: 236-296 mm
  • HC: Chu vi đầu: 272-304 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1362-1920 g

Thai nhi 30 tuần + 4 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
  •  AC: Chu vi bụng: 238-299 mm
  • HC: Chu vi đầu: 273-306 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1385-1953 g

Thai nhi 30 tuần + 5 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
  • AC: Chu vi bụng: 240-303 mm
  • HC: Chu vi đầu: 274-307 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1408-1985 g

Thai nhi 30 tuần + 6 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 72-84 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 55-65 mm
  • AC: Chu vi bụng: 243-307 mm
  • HC: Chu vi đầu: 275-309 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính khoảng: 1430-2017 g

Bác sĩ sẽ nắm được quá trình phát triển của bé thông qua bảng chỉ số thai nhi ở trên và có những lời khuyên thích hợp mẹ nên làm gì trong thời gian này.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số chu vi bụng, đầu và chiều dài xương đùi lớn hoặc nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.

Nếu các chỉ số đều nằm trong giới hạn của bảng trên thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt.

thai nhi
Nếu các chỉ số đều nằm trong giới hạn thì thai nhi khỏe mạnh. Ảnh: Internet

3. Một số dấu hiệu cho thấy thai nhi 30 tuần vẫn khỏe mạnh

3.1. Thai nhi có sự tăng trường và phát triển tốt

Để biết được thai nhi có phát triển đều đặn hay không thì mẹ cần phải thường xuyên đi siêu âm. Bình thường, nếu thai nhi phát triển ổn định thì sẽ đạt chiều dài 25 cm vào tháng thứ 5, cứ mỗi tháng tiếp theo sẽ tăng thêm khoảng 5 cm nữa. Tháng thứ 7 sẽ đạt khoảng 30 cm, đến tháng cuối cùng trước khi ra đời, chiều dài dao động khoảng từ 45 cm đến 50 cm.

3.2. Nhịp tim thai

Để xác định được nhịp tim thai thì mẹ cần phải đến bệnh viện nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Bác sĩ có thể chạm vào bụng mẹ để nghe nhịp tim của thai nhi. Bước sang tháng thứ 8 thì nhịp tim thai nhi dao động từ 110 - 160 nhịp đập trên phút là khỏe mạnh.

nhip tim dap thai nhi
Để xác định được nhịp tim thai nhi mẹ phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Ảnh: Internet

3.3. Thai nhi hiếu động

Khi thai nhi đã được 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu có những hoạt động trong tử cung. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là đạp.

Bước sang tháng thứ 6, bé sẽ phản ứng lại âm thanh bằng các cử động của bé. Đến tháng thứ 7, ánh sáng, âm thanh tiếng ồn từ bên ngoài thai nhi sẽ đều phản ứng lại. Tháng 8, bé đạp nhiều và thay đổi vị trí, đạp mạnh hơn trong bụng mẹ.

Theo bác sĩ, thai nhi 30 tuần thường hay đạp nhiều, điều này chứng tỏ bé yêu đang khỏe mạnh, càng về cuối thai kỳ bé sẽ đạp ít hơn, do cơ thể bé lúc này đã phát triển hoàn thiện và lớn lên nên tử cung không còn chỗ trống cho bé đạp nữa.

thai nhi hieu dong
Thai nhi hiếu động, đạp nhiều chứng tỏ bé yêu khỏe mạnh. Ảnh: Internet

4. Khi thai nhi 30 tuần mẹ bầu như thế nào?

4.1. Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 30 tuần tuổi

4.1.1. Sự thay đổi về cơ thể

Khi thai nhi đã được 30 tuần tuổi, bé có nhiều sự thay đổi, đang dần lớn lên, cơ thể được hoàn thiện và bên cạnh đó mẹ bầu cũng có sự thay đổi về cơ thể.

Giai đoạn này tóc của mẹ sẽ ngưng dài ra, ít rụng và dày hơn hơn so với bình thường. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài khi thai nhi còn trong bụng mẹ, sau khi sinh vài tháng, tóc mẹ có thể bị mỏng đi và cũng nhanh rụng hơn.

Núm vú của mẹ lớn hơn, sữa non có thể bị rỉ ra ngoài. Xuất hiện một số triệu chứng như: khó tiêu, ợ nóng, dịch âm đạo tiết nhiều, bàn chân, mắt các chân sưng lên.

Những ngày cuối tuần thứ 30, cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn và đặc biệt sẽ thường xuyên bị mất ngủ hơn. Cân nặng cơ thể tăng lên, bụng bự ra khiến mẹ lóng ngóng hơn, làm việc hay vận động cũng khó khăn hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trọng tâm của mẹ bị thay đổi khi thai nhi 30 tuần là do mẹ đang trong quá trình tăng cân và chủ yếu tập trung hết ở phần bụng. Khi bụng to ra, khiến mẹ làm việc hay vận động cũng khó khăn hơn. Và còn nguyên nhân khiến trọng tâm mẹ thay đổi là do hormone thay đổi khiến dây chằng bị giãn làm cho khớp gối lỏng ra, nên cơ thể của mẹ khó giữ thăng bằng hơn. Ngoài ra, dây chằng còn làm cho kích thước chân mẹ bầu bị thay đổi, to ra.

co the me thay doi khi thai nhi duoc 30 tuan
Sự thay đổi về cơ thể của mẹ khi thai nhi 30 tuần tuổi. Ảnh: Internet

4.1.2. Sự thay đổi về cảm xúc

Bởi vì bụng càng ngày to ra nên mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hay khó chịu, cáu gắt, có nhiều mẹ bầu bị gặp phải tình trạng stress. Những lúc như thế này, bạn hãy chia sẻ cảm xúc của mình với chồng của bạn để được thông cảm và hỗ trợ trong những tuần cuối của thai kỳ. Mẹ cũng nên điều chỉnh cảm xúc của mình để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con trong bụng. Luôn giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể nhé.

4.2. Một số bệnh mẹ thường gặp ở tuần thai thứ 30

Giai đoạn thai nhi 30 tuần là lúc cơ thể bé yêu đã dần hoàn chỉnh. Lúc này cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và hay mắc phải các bệnh thường gặp ở mẹ bầu trong giai đoạn này như: chuột rút, cơn co thắt Braxton Hicks, sưng và đau cổ tay, khó thở, trào ngược dạ dày, táo bón.

Để tránh chứng ợ nóng, hãy ăn một cây kem lạnh hoặc có thể uống một cốc sữa trước bữa ăn. Đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng như: protein, vitamin C, axit folic, canxi, sắt,...đầy đủ.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ để phòng và hạn chế tình trạng táo bón.

Khi mẹ bầu mắc phải những căn bệnh thường gặp trên, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và không ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ nên đi khám tại bệnh viện, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân điều trị kịp thời và có những lời khuyên, giải pháp phù hợp nhất đối với từng giai đoạn thai kỳ.

cac benh me bau thuong gap
Một số bệnh mẹ thường gặp khi thai nhi được 30 tuần. Ảnh: Internet

5. Lưu ý dành cho mẹ bầu khi thai nhi 30 tuần

  • Mẹ bầu cần tránh ăn nhiều, ăn không điều độ.
  • Nên uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: trái cây, rau xanh, sữa chua,...
  • Tránh các hoạt động đột ngột, vì chúng rất dễ làm đau lưng.
  • Mẹ nên mua một số quần chip có độ co giãn tốt, để phù hợp hơn với bụng bầu.
  • Nên đi khám thường xuyên, không được bỏ lỡ bất kỳ buổi hẹn nào với bác sĩ.
  • Luôn quan sát và cảm nhận sự thay đổi của thai nhi trong bụng.
  • Nên có một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong cơ thể thì hãy nghỉ ngơi.
  • Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Với những thông tin về thai nhi 30 tuần tuổi mà Chuyên mục 40 tuần thai đã chia sẻ, hi vọng sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho các bạn. Đây là giai đoạn thai nhi đã gần hoàn thiện hết về cơ thể, bố mẹ có thể chuẩn bị quần áo cho con khi ra đời và các vật dụng cần thiết cho mẹ bầu khi đi sinh. Và đừng quên phải thường xuyên đi khám sức khỏe đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.

Diễm Diễm tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI