Thai 30 tuần và các bệnh mẹ bầu thường gặp

Thai 30 tuần là lúc mà cơ thể bé yêu của bạn đã dần hoàn chỉnh và cân xứng hơn. Cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi, giai đoạn khỏe khoắn của tam cá nguyệt thứ 2 đã qua đi, các bệnh thường gặp ở mẹ bầu tuần này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích liên quan đến thai nhi 30 tuần tuổi cũng như các bệnh mẹ bầu thường gặp khi mang thai ở giai đoạn này, để mẹ có cách phòng tránh chăm sóc sức khỏe của mình chu đáo hơn. 

banner ads

1. Khi thai 30 tuần em bé của bạn như thế nào?

Qua siêu âm thai 30 tuần, bé nặng khoảng 1,3kg, cao khoảng 36 - 39cm tính từ đầu đến gót chân. Đây là thời điểm não bộ của bé phát triển rất nhanh, kích thước vòng đầu cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng theo. Bé biết quay đầu sang hai bên, bé cũng có thể ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến người mẹ khó ngủ. Phổi của bé đã có nước bên trong để chuẩn bị cho việc hô hấp khi ra với thế giới bên ngoài. Thị lực tương đối phát triển tích cực, các lông tơ đang dần biến mất.

Trong tuần thai thứ 30 này bé bắt đầu biết quay đầu sang hai bên, phần tay, chân và thân mình dần trở nên tròn trịa hơn do chất béo đang tích tụ dưới da. Bên cạnh đó, nếu thai nhi trong bụng là một bé trai, tinh hoàn của bé đã di chuyển từ gần thận về tới gần háng. Nếu là một bé gái, âm vật của bé đã phát triển lên phía trên bởi vì hai môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ, quá trình này sẽ hoàn tất trong một vài tuần trước khi sinh.

thai nhi 30 tuần tuổi
Não bộ của thai 30 tuần phát triển rất nhanh - Ảnh Internet

2. Thai 30 tuần và những thay đổi trong cơ thể mẹ

Đến tuần thứ 30, cảm giác khỏe khoắn trong quý 2 của thai kỳ dường như đã đi qua. Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, làm việc rời rạc và khó ngủ, cảm thấy khó chịu ở vùng xương chậu và bụng. Người mẹ có thể cảm thấy các cơ tử cung thỉnh thoảng bị co thắt.

Ở tuần này, núm vú của mẹ lớn hơn, sữa non thường bị rò rỉ, mẹ bầu nên nhét vài miếng đệm vào trong áo ngực để tránh làm bẩn áo. Bên cạnh đó, các triệu chứng hay phải đối mặt khi 30 tuần là ợ nóng, khó tiêu, dịch âm đạo tiết nhiều, bàn chân và mắt cá chân sưng lên, đau do những cú chuyển động rõ rệt của thai nhi cũng thường xuyên hơn.

banner ads

Mặc dù cảm giác thèm ăn tăng lên nhiều, song mẹ bầu vẫn cần thực hiện cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo các khoáng chất và vitamin, bổ sung lượng Omega-3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch, dầu cá, dầu hạt cải... Mẹ bầu cũng nên luyện tập nhẹ nhàng, các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Mẹ có thể lựa chọn cách đi bộ hoặc yoga cho bà bầu .

bà bầu tập yoga
Những bài tập yoga sẽ giúp cho mẹ bầu thư giãn hiệu quả -  Ảnh Internet

3. Các bệnh thường gặp khi mẹ bầu mang thai 30 tuần

3.1 Chuột rút

Mẹ có thể sẽ gặp phải những cơn đau hoặc bị chứng chuột rút ở ngang mông kéo xuống hết chân trong tuần 30 của thai kỳ . Triệu chứng này biểu hiện cho bệnh đau thần kinh tọa. Nguyên nhân là do bạn đang mang một chiếc bụng quá lớn khiến dây thần kinh bị chèn ép. Mẹ nên tránh nâng vật nặng hoặc uốn người để giảm các triệu chứng gây ra bởi chứng bệnh này. Mẹ có thể nằm sải hoặc dán miếng cao dán lạnh để làm dịu cơn đau.

3.2 Cơn co thắt Braxton Hicks

Phần tử cung của mẹ đôi khi sẽ bị thắt lại. Trường hợp này gọi là các cơn co thắt Braxton Hicks, xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó kéo dài khoảng 30 giây, không thường xuyên lắm. Mẹ bầu nên chú ý những cơn co thắt này kể cả không gây đau đớn bởi vì rất có thể đây là dấu hiệu của sinh non. Nếu gặp trường hợp này nhiều lần mẹ nên liên hệ với bác sĩ khám thai đề phòng trường hợp sinh non. Nhất là khi tình trạng này xuất hiện kèm theo cùng một số các dấu hiệu như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch (trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu nó có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu), đau bụng hoặc bị chuột rút như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau thắt lưng.

thực phẩm tốt cho sức khỏe
Ăn nhiều rau củ, trái cây và uống nhiều nước để đẩy lùi táo bón - Ảnh Internet

3.3 Sưng và đau cổ tay

Cổ tay của mẹ bầu sẽ có cảm giác tê cứng do bị sưng phù và gánh thêm trọng lượng của bé, đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ mẹ bị hội chứng ống cổ tay, hội chứng này ảnh hưởng 25% phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con.

3.4 Khó thở

Khó thở là việc hết sức bình thường đối với các phụ nữ mang thai 30 tuần và nó xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tử cung đang phình to của mẹ chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.

3.5 Trào ngược dạ dày

Thai nhi 30 tuần cũng khiến người mẹ dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa do bào thai chèn ép vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn. Nếu người mẹ xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, viêm họng, ho, khó thở, buồn nôn thì cần nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày . Hãy cảnh giác với căn bệnh này kẻo ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi mẹ nhé.

[caption-4]

3.6 Táo bón

Triệu chứng táo bón vốn đã giảm trong tam cá nguyệt trước nhưng bây giờ mẹ vẫn có thể phải đối mặt với sự trở lại của táo bón (do tử cung ngày càng lớn của bạn gây áp lực lên ruột). Hãy làm bạn với các chất lỏng và chất xơ cũng như các chế phẩm sinh học như sữa chua, để cải thiện hoặc phòng tránh triệu chứng táo bón khó chịu này.

Thai 30 tuần trở đi, mẹ cần tuân thủ lịch khám thai đều đặn, thường là 2 tuần/ lần. Cho đến tuần thứ 36 thì việc kiểm tra sẽ đều đặn mỗi tuần một lần. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng... để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và bé mẹ nhé.

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI