Thai 7 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

Thai 7 tuần đã bắt đầu to hơn quả nho một chút và phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ. Song song đó, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi, hai đầu vú bắt đầu thâm sạm, da vẻ bỗng dưng sáng lên hoặc sạm đi cùng với sự xuất hiện của nhiều đốm mụn li ti trên má, vv... Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi cũng như cơ thể mẹ thay đổi như thế nào trong tuần này, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

banner ads
Thai nhi 7 tuần tuổi đã to như quả nho hoặc lớn hơn một chút
Thai nhi 7 tuần tuổi đã to như quả nho hoặc lớn hơn một chút - Ảnh Internet

1. Sự lớn lên và phát triển của thai 7 tuần 

Bé của bạn lúc này có chiều dài khoảng 0,9 cm đến 1,3 cm, bằng chiều dài của móng tay ngón út. Cơ thể bé bắt đầu dài ra và cổ của bé thẳng lên. Về kích thước thai nhi to bằng quả nho hoặc lớn hơn một chút. Như vậy độ lớn của thai nhi lúc này đã tăng gấp 10.000 lần so với lúc bắt đầu thụ thai. Sự tăng trưởng tính đến thời điểm này phần lớn là ở phần đầu và mỗi phút có 100 tế bào mới được sinh ra.

Nhau thai bây giờ giữ vai trò cung cấp cho con bạn tất cả các nhu cầu dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết thông qua lượng máu chuyển tới. Tim thai lúc này đã phân chia thành hai nhánh, có nhịp đập khoảng 150 lần/phút con số này gấp đôi so với người bình thường. Bên cạnh đó, răng của em bé cũng bắt đầu nhô ra trong nướu và vị giác cũng dần xuất hiện trên lưỡi. Những tế bào hình thành lên cơ quan sinh dục và sinh sản của em bé hình thành nhưng chưa phát triển đủ để phân biệt trai hay gái. 

thai nhi 7 tuần tuổi
Tim thai đã dần được hình thành khi thai nhi 7 tuần tuổi - Ảnh Internet

Thai nhi khi được 7 tuần thì điều quan trọng nhất lúc này là bé đã phát triển bàn tay và bàn chân, trông như là những mái chèo rất dễ thương. Đầu của bé lúc này xuất hiện ba điểm đen đó chính là mắt và mũi đang hình thành. Tai của bé đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bên cạnh đó, thận của bé đã bắt đầu làm công việc bài tiết nước tiểu lẫn vào nước ối. Hệ thống tiêu hóa của trẻ đã hình thành.

Cho đến lúc này, phôi thai đã được gắn liền với một túi noãn hoàng, cung cấp các chất dinh dưỡng đầu tiên như đường và muối khoáng. Song song đó, một mạng lưới các dây thần kinh đang tỏa đi khắp cơ thể của bé. Bé sắp sửa bắt đầu có những cử động nhẹ thường xuyên, khi não và dây cột sống gửi tín hiệu đến các cơ trong cơ thể trẻ. Trẻ sẽ sớm cảm nhận được các cảm giác chẳng hạn như nhiệt độ và mùi vị.

siêu âm thai 7 tuần
Siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi - Ảnh Internet

2. Mẹ có thay đổi gì ở tuần thai này?

Cơ thể mẹ lúc này chưa thể hiện rõ ra bên ngoài về sự thay đổi của cơ thể, nhưng bạn đã có thể nhận thấy cân nặng của mình đã "nhích" lên, quần áo bắt đầu chật hơn một chút. Bên cạnh đó, hai đầu vú của bạn có thể sẽ lớn ra và thâm lại, đôi khi còn có cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú, chúng được gọi là những nốt Montgomery - giúp cho hai đầu vú của bạn sẵn sàng tiết sữa.

Âm đạo của bạn có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên bạn đừng lo lắng, trừ phi nó có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc khiến âm đạo bạn tấy rát. Nhiều thai phụ dùng băng vệ sinh hàng ngày, điều này rất hữu ích.

Thời gian mang thai, hormone nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi dẫn tới những xáo trộn trong cảm xúc. Tuy vậy, chúng lại đóng một vai trò quan trọng, nhằm duy trì ổn định thai kỳ và đảm bảo cho bé yên luôn phát triển khỏe mạnh. Nội tiết tố cũng có thể gây nên tính tình thất thường và cảm xúc bất ổn hầu hết các chị em. Ngoài ra, một số mẹ bầu còn xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, đau nhức ngực, choáng váng...

mẹ bầu nhức đầu
Nhức đầu, chóng mặt là những triệu chứng mẹ bầu thường gặp ở tuần này - Ảnh Internet

3. Mẹ cần làm gì khi thai 7 tuần tuổi?

Có thể xem đây là thời điểm hoàn hảo để thông báo cho cả thế giới biết chuyện vui này, nên hãy nhanh chóng chia sẻ cho những người thân yêu biết ngay nhé!

Mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt. Thể tích máu tăng trong thời gian mang thai và các nhu cầu của bé đang tăng trưởng, khiến phụ nữ mang thai tăng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Ăn các loại thức ăn giàu sắt như rau xanh dạng lá, thịt bò, trứng và hạnh nhân.

Vấn đề dinh dưỡng cho tuần này mẹ cần lưu ý, vì chứng buồn nôn, ói mửa, ợ nóng (ợ chua), khó tiêu hoặc những thay đổi khác về hệ tiêu hóa, có thể khiến việc ăn trở thành một thách thức không nhỏ. Các mẹ hãy cố gắng: ăn khẩu phần ăn nhỏ hơn, với nhiều bữa ăn hơn trong ngày; hạn chế các loại thức ăn có thể gây kích thích hệ tiêu hóa; uống nhiều loại thức uống, đặc biệt là nước.

Mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn khi thai 7 tuần tuổi
Mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn khi thai 7 tuần tuổi - Ảnh Internet

Mẹ có thể duy trì chế độ tập luyện của mình nếu như đã có thói quen tập thể dục trước đó. Hoặc, mẹ cũng có thể bắt đầu ngay từ thời điểm này. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tiết chế bài tập, chọn bài tập nhẹ nhàng, chỉ hoạt động thể chất mức độ vừa phải trong thời gian 30 phút hoặc nhiều hơn một chút vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Mẹ có thể chia bài tập thành nhiều phần nhỏ để tập trong ngày hoặc luyện tập một lần trong ngày.

Thai 7 tuần là lúc mẹ bầu đang mang thai ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Bây giờ mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với việc thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe cho bản thân. Qua đó, tạo ra một môi trường tốt nhất cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI