Sự di chuyển và làm tổ của trứng đã thụ tinh
Sau khi thụ tinh trứng mất từ 3-4 ngày để di chuyển qua vòi tử cung đến buồng tử cung. Tại buồng tử cung, trứng sống tự do thêm 2-3 ngày nữa trước khi kết kén làm tổ.
Trong quá trình di chuyển này, quá trình hình thành thai nhi vẫn tiếp tục phát triển, chúng qua giai đoạn phôi dâu. Đến khi làm tổ ở tử cung thì trứng dã bước qua giai đoạn phôi nang. Lúc này, từ một tế bào ban đầu trứng phân chia thành các tế bào mầm nhỏ hơn để tạo thành các lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai và tế bào mầm to nhất nằm ở giữa sẽ phát triển thành thai nhi.
Sau khi thụ tính từ 6-8 ngày, trứng bắt đầu làm tổ tại mặt sau vùng đáy tử cung, phôi nang sẽ dính vào niêm mạc tử cung và chui sâu vào lớp biểu mô.
Đến ngày thứ 9 hoặc 10, phôi thai đã liên kết với lớ biểu mô nhưng chưa nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt của phôi thai được biểu mô phủ kín. 2 ngày sau, phôi thai sẽ nằm hoàn toàn trong lớp đệm. Đến ngày thứ 13, 14 thì phôi nằm sâu dưới niêm mạc và được biểu mô phủ kín.
Quá trình làm tổ của phôi thai chịu nhiều tác động của các yếu tố sinh hóa học, miễn dịch học và nội tiết tố.
Sự hình thành và phát triển thai nhi
Từ trứng đã được thụ tinh sẽ phân chia thành lá thai ngoài và lá thai trong. Đến tuần thứ 3 thì xuất hiện thêm lá thai giữa, các lá thai giữa này sẽ tạo nên bào thai. Đến tuần lễ thứ 8 phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi.
Ở cuối thời kỳ phôi thai, tứ chi của bé đã rõ nét, các cơ quan chính như hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa… đã được thành lập. Bào thai lúc này cong hình lưng tôm và phía bụng phát sinh ra nang rốn.
Các mạch máu lúc này sẽ mang dinh dưỡng qua đường rốn để nuôi dưỡng thai nhi. Đây được gọi là hệ tuần hoàn nang rốn hay là hệ tuần hoàn thứ nhất. Ở phía sau đuôi và bụng của bào thai cũng mọc ra một túi gọi là nang niệu, trong nang này có phần cuối của động mạch chủ của bé.
Đến tháng thứ 4 thì bộ phận sinh dục của bé đã phát triển rõ rệt và bé đã có thể vận động trong bụng mẹ. Đến cuối tháng thứ 6 bé đã có thể biểu cảm như nhăn mặt, lúc này da bé được bao bọc trong một lớp gây. Sang tháng thứ 7 thì da bé đã bớt nhăn hơn và cùng với nó là lớp mỡ dưới da xuất hiện, cùng với nó là móng tay, chân. Và các điểm cốt hóa ở xương đùi và xương chày xuất hiện vào tuần 36 và 38.
Đến giai đoạn này thai nhi đã sống bằng hệ tuần hoàn nang niệu hay còn gọi là hệ tuần hoàn thứ 2. Các mạch máu từ nang rốn chuyển dần sang đây và nang rốn teo dần. Cuối cùng hệ tuần hoàn thứ 2 thay thế hoàn toàn cho hệ tuần hoàn thứ 1. Sau hết hệ tuần hoàn nang niệu cũng teo đi và chỉ để lại các mạch máu. Chúng chính là động mạch rốn và tĩnh mạch rốn.
Sự phát triển của các phần phụ
Trong quá trình hình thành thai nhi còn có sự hình thành và tiêu biến đi của các phần phụ.
- Nội sản mạc: Buồng ối được hình thành do một số tế bào của lá thai ngoài tan đi, trong buồng ối chứa nước ối. Thành của buồng ối là một màn mỏng và được gọi là nội sản mạc.
- Trung sản mạc: Các tế bào mầm nhỏ sẽ phát triển thành trung sản mạc, chúng tại thành các chân giả bao quanh trứng.
- Ngoại sản mạc gồm: Ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc tử cung và ngoại sản mạc tử cung-rau. Chúng được phát triển từ niêm mạc tử cung.
Các phần phụ này cũng thay đổi trong quá trình phát triển của thai nhi: Buồng ối rộng ra, chân giả tan đi, phần bám vào tử cung sẽ phát triển thành gai rau giúp thai nhi và mẹ trao đổi chất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)