Sự phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi

(Yeutre.vn) Nếu có điều gì kỳ diệu nhất trên thế giới này hẳn đó sẽ là sự hình thành của một bào thai trong cung lòng người mẹ. Không ít người đã rất xúc động khi xem những đoạn phim về sự phát triển của thai nhi. Là một người mẹ, bạn sẽ càng háo hức hơn khi muốn biết rõ về sự sống tuyệt vời này phải không? Vậy hãy cùng khám phá nào! Sự thụ thai Tinh trùng gặp trứng và hiện tượng thụ thai diễn ra. Ảnh Internet

banner ads

Khi tinh trùng tiến vào vòi trứng và gặp trứng, sự thụ tinh xảy ra. Hợp tử (gồm trứng và tinh trùng) di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đây để phát triển thành thai nhi. Thời gian để hợp tử đi đến tử cung từ khi trứng được thụ tinh mất gần 1 tuần. Đây cũng là thời gian hợp tử phân chia chính nó thành các khối tế bào. Khi đến được tử cung, hợp tử sẽ bám vào thành tử cung để tiếp tục phát triển.

Bào thai phân chia thành thài nhi nằm trong túi ối. Rau thai và nhau thai cũng được hình thành để tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ cho thai nhi. Tại thời điểm đầu tiên này giới tinhsm cấu tạo gene của thai nhi cũng đã được định đoạt xong.

Sự phát triển của bào thai 4 tuần tuổi (1 tháng tuổi)

511-thang-1.jpg

Phôi thai 1 tháng tuổi. Ảnh Internet

Chiều dài của thai nhi chỉ dài từ 0,1 – 0,2 mm trong tháng đầu tiên. Cổ và khuôn mặt là hai bộ phận được hình thành đầu tiên. Trong thai kỳ này, tim và các mạch máu cũng dần được hình thành rỗ ràng hơn. Dạ dày, gan và phổi cùng bắt đầu dần được hình thành.

Sự phát triển của bào thai 8 tuần tuổi (2 tháng tuổi)

512-thang-2.jpg

Bào thai 2 tháng tuổi. Ảnh Internet

Sang hết tháng thứ hai, thai nhi dài 25mm. Tuy vậy các bộ phận cơ thể đã được hình thành đầy đủ. Ngũ quan đã rõ ràng. Thậm chí đến các ngón tay ngón chân của thai nhi cũng đã có thể thấy được. Não và thận đang dần dần được hình thành.

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi (3 tháng tuổi)

513-thang-3.jpg

Thai nhi 3 tháng tuổi. Ảnh Internet

Vào tuần thứ 12, đuôi của phôi thai đã bị tiêu biến và lúc này ta chính thức gọi bé là thai nhi. Chiều dài tăng trưởng nhanh chóng lên đến khoảng 6,5 – 7,5 cm và bé đã bắt đầu biết cử động. Lúc nàu, cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển. Mẹ bầu khi này có thể cảm nhận được đầu tử cung trên xương mu. Với các dụng cụ đặc biệt, bác sĩ có thể nghe được tim thai vào thời gian này.

Sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi (4 tháng tuổi)

514-thang-4.jpg

Thai nhi 4 tháng tuổi. Ảnh Internet

Thai nhi đã dài gần gấp đôi so với tháng trước từ 11 đến 11,5 cm, nặng gần 100g. Các cơ quan của bé lúc này đều đã được hình thành. Bé có thể chớp mắt. Tim và các mạch máu đã phát triển hoàn thiện. Vân tay và vân chân của bé đã xuất hiện. Mẹ có thể cảm thấy đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm và có thể biết được giới tính của bé nếu đi siêu âm.

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi (5 tháng tuổi)

515-thang-5.jpg

Thai nhi 5 tháng tuổi. Ảnh Internet

Lúc này bụng mẹ đã lớn và bé cũng vậy. Bé sẽ nặng khoảng 300 g và dài hơn 15cm. Biểu cảm của thai nhi thời gian này đã khá đa dạng: ngáp, nhăn mặt, thư giãn…Thậm chí bé còn biết mút ngón tay. Những tác động bên ngoài như âm thanh, ánh sáng bên ngoài bụng mẹ lúc này đã có thể tác động lên bé. Bé có thể bị giật mình bởi tiếng ồn hoặc chói mắt vì ánh sáng. Răng bé dần phát triển. Cơ thể bé lúc này đã khá hoàn thiện. Từ đây bé chuẩn bị để bước sang giai đoạn đạp bụng.

Sau quãng thời gian thành hình cơ bản ở hai tam cá nguyệt đầu, những tháng tiếp theo sẽ là chuỗi ngày hoạt động mạnh mẽ của thai nhi dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương đang dần hoàn thiện. Hãy tiếp tục dõi theo xem sự phát triển của bé trong những tháng cuối thai kỳ và hình ảnh thiên thần nhỏ chào đời đáng yêu thế nào nhé!

Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi (6 tháng tuổi )

Thai nhi 6 tháng tuổi
Thai nhi 6 tháng tuổi. Ảnh Internet

Thai nhi bắt đầu nghe và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Điều này dễ dàng nhận thấy lúc này bé có thể nghe thấy giọng nói, nhịp tim và cả hơi thở của mẹ. Vì thế sẽ thật tuyệt nếu bạn dành thời gian vỗ về và kể chuyện cho bé nghe, hoặc đơn giản trò chuyện với bé. Lúc này thai nhi đã nặng hơn 600 gram và dài 30 cm.

Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi (7 tháng tuổi)

Thai nhi 7 tháng tuổi
Thai nhi 7 tháng tuổi. Ảnh Internet

Trong tháng này, bé nặng khoảng 1 kg và dài khoảng 3 cm. Đây là lúc hầu hết các bé đã bắt đầu quay đầu xuống. Bé có thể cảm nhận ánh sáng và bóng tối trong tử cung, vì thế điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Mẹ có thể kiểm chứng điều này nếu soi đèn pin vào bụng, lập tức bé sẽ phản ứng lại.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi (8 tháng tuổi)

Thai nih 8 tháng tuổi
Thai nhi 8 tháng tuổi. Ảnh Internet

Lúc này bé nặng khoảng 1,7 kg và dài khoảng 42 cm. Mắt bé lúc này có thể nhắm mở tùy theo ý muốn để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt. Bé cũng thường xuyên di chuyển xung quanh hơn. Da của em bé bớt nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Giữa thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ tăng trọng rất nhanh, có thể đạt được nửa trọng lượng khi sinh của mình. Riêng mẹ, khi quan sát bầu ngực, có thể thấy chất lỏng màu vàng, có độ dẻo rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non. Nó xuất hiện để báo cho mẹ biết đã sắp vào kỳ sinh nở.

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi (9 tháng tuổi)

Thai nhi 9 tháng tuổi
Thai nhi 9 tháng tuổi. Ảnh Internet

Não bé phát triển một cách nhanh chóng và phổi thì gần như hoàn thiện hơn. Lúc này cơ thể bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng để vượt cạn. Đầu của bé bây giờ đã quay hẳn xuống xương chậu, sẵn sàng cho việc chào đời. Mọi sự phát triển của một thai nhi đến đây có thể coi như đạt đỉnh. Mẹ hãy sẵn sàng cho việc khai hoa nở nhụy. Tháng cuối cùng của thai kỳ, bé nặng khoảng 2,6 kg và dài khoảng 47 cm. Tuy nhiên, sự khác biệt về cân nặng và chiều dài của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, số lượng các bé khi mang thai, và các yếu tố di truyền quyết định.

Khai hoa nở nhụy! (tuần thứ 40)

Em bé mới sinh
Ngày bé chào đời. Ảnh Internet

Lúc này mẹ cận kề ngày dự sinh. Ngày này được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích thích sinh cho mẹ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI