Tập cho bé ăn cơm thành công dễ dàng nhờ 4 mẹo đơn giản, mẹ hãy tham khảo ngay

Tập cho bé ăn cơm tưởng chừng là công việc đơn giản, song thực tế rất nhiều mẹ thất bại "cay đắng" vì con không chịu ăn. Hoặc, các bữa cơm mẹ chuẩn bị công phu, con chỉ "nếm" cho biết vị. Để dễ dàng thành công trong việc cho con ăn cơm, Yeutre.vn chia sẻ cùng mẹ 4 mẹo hay sau đây, mẹ hãy tham khảo nhé. 

banner ads

Tập cho bé ăn cơm
Tập cho bé ăn cơm tốt mẹ cũng cần phải có mẹo. Ảnh Internet 

1. Chọn thời điểm tập cho bé ăn cơm thích hợp

Thời điểm luôn là yếu tố quan trọng quyết thành bại của nhiều việc, tập cho bé ăn cơm cũng vậy. Nếu ngẫm lại mẹ sẽ thấy điều này thực không khó hiểu chút nào.

Trong tiến trình phát triển của trẻ, mọi kỹ năng đều cần tập dần dần và có những thời điểm phù hợp của nó. Tập ăn cơm là một phần trong tiến trình tập nhai và ăn thô của bé, nên thời điểm phù hợp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc con ăn cơm có thành công hay không.

Thông thường, từ 7 tháng tuổi trở đi, con đã cần được tập ăn thô để tập kỹ năng nhai và cầm nắm, cầm để ăn. Giai đoạn này bé cần tiếp xúc những thực phẩm có độ mềm phù hợp. Bên cạnh đó, con cũng đã tiến thêm một bước trong phát triển của hệ tiêu hóa, việc chuyển đoạn qua thức ăn có độ thô mộ chút so với nghiền nhuyễn là rất quan trọng.

Qua tháng thứ 7-8, sang tháng thứ 9, lúc này con đã mọc thêm răng và có thể ăn thức ăn không nghiền nhuyễn, không cần rây mà chỉ cần mềm nát là con đã có thể tiêu hóa tốt. Và đây cũng là thời điểm mẹ bắt đầu chú ý đến việc tập cho bé ăn cơm nát

banner ads
Bé 9 tháng ăn thô
Sang tháng thứ 9 mẹ nên cho con ăn thô dạng nát và khối phù hợp, chứ không cần nghiền nhuyễn nữa. Ảnh Internet 

2. Tập cho bé ăn cơm từ cơm nát sang cơm nguyên hạt

Tập cho bé ăn cơm từ cơm nát sang cơm nguyên hạt là một phần chuyển đoạn quan trọng. Giai đoạn tập cho bé ăn cơm nát có thể diễn ra khoảng thời gian từ 10-12 tháng tuổi. Tuy nhiên khoảng thời gian này ở mỗi bé có thể không hoàn toàn giống nhau.

Nếu mẹ muốn bé ăn cơm tốt, thành công ở giai đoạn sau, thì không nên bỏ qua giai đoạn ăn cơm nát. Với cơm nát, mẹ cũng tăng dần độ nát và độ cứng từ từ để con luyện tập. Quá trình luyện tập này giúp con quen dần, cũng như hệ tiêu hóa làm việc suông sẻ hơn.

Sau 12 tháng, mẹ có thể chuyển từ cơm nát sang cơm nguyên hạt nấu mềm. Rồi từ mốc này, mẹ sẽ tăng dần đến dạng cơm bình thường như cả nhà ăn thường ngày. Tiến trình này diễn ra phù hợp cho đến khi con có răng hàm để nghiền nát thức ăn, thì hoàn toàn bảo đảm con ăn tốt, tiêu hóa tốt và hạn chế được nhiều cản trở hay hạn chế trong việc ăn cơm của bé. 

Bé ăn cơm nấu mềm
Sau 12 tháng, mẹ có thể cho con tập ăn cơm nấu mềm. Ảnh Internet 

3. Xây dựng thực đơn đa dạng phong phú cho trẻ

Trẻ có khẩu vị và vị giác tốt hơn gấp nhiều lần so với chúng ta hình dung. Do đó, để việc ăn uống của con diễn ra tốt đẹp, chú trọng xây dựng thực đơn khoa học, đa dạng và phong phú là một phần việc quan trọng của tất cả các mẹ.

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ, mẹ có thể lưu ý 4 điểm sau:

  • Luôn đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn của bé.
  • Tăng dần độ đa dạng của thực phẩm trong thực đơn.
  • Theo dõi phản ứng của con về các nhóm thực phẩm để biết con thích gì không thích gì hoặc có dị ứng với thực phẩm nào hay không.
  • Chế biến thức ăn "có đầu tư" để mang lại món ngon cho bé vị phong phú, kích thích con ăn ngon miệng hơn.
  • Chú trọng cả phần hấp dẫn thị giác trẻ bằng các món ăn nhiều màu sắc, trình bày đẹp.
  • Có thể sử dụng gia vị có nguồn gốc thực vật như một số loại rau thơm, hành, tỏi, gừng,...phù hợp và tăng dần đa dạng của gia vị phù hợp độ tuổi của trẻ. 
Thức ăn phong phú
Chế biến các món ăn đa dạng phong phú để hấp dẫn vị giác của trẻ. Ảnh Internet 

4. Tôn trọng quyền tự do ăn uống của bé

Khi càng lớn, con càng thể hiện cá tính, tính độc lập của mình. Vì vậy để việc tập cho con ăn cơm thực sự diễn ra suôn sẻ mẹ cần lưu ý:

  • Kiên nhẫn tập cho bé, không ngại con bày bừa
  • Không ép con ăn
  • Cho con quyền được "tự xúc", sau đó lớn hơn là quyền "tự phục vụ" bản thân
  • Đưa ra cho bé các lựa chọn và cho con được phép lựa chọn trong phạm vi món ăn, lượng thức ăn mà bé muốn. Mẹ có thể hỏi để tập cho bé có thói quen lựa chọn. Điều này kích thích việc ăn uống của bé rất tốt.
  • Luôn sử dụng đĩa/ chén thức ăn vơi và lấy thêm nếu bé ăn tốt và ăn nhiều hơn. Vì chén/ đĩa thức ăn đầy sẽ tạo cho bé cảm giác không tốt hoặc cảm thấy áp lực về lượng thức ăn mà mình phải tiêu thụ.
  • Cổ vũ mỗi khi con ăn tốt và ăn xong phần ăn của mình hoặc ăn được những thực phẩm mà trẻ tỏ ra không thích. 
Bé tự ăn
Tự ăn sẽ làm bé thích thú hơn trong việc ăn cơm. Ảnh Internet 

Mẹ thấy đấy, tập cho bé ăn cơm sao cho thành công thực sự không phải là thử thách quá lớn. Mẹ và bé hoàn toàn có thể vượt qua những rào cản trong vấn đề này không mấy khó khăn. Vấn đề là, trước hết mẹ hãy tháo bỏ áp lực phải cho con ăn nhiều, phải cho con ăn đúng quy trình,...Mỗi bé có nhu cầu khác nhau, khả năng tiếp nhận thực phẩm và thái độ hợp tác khác nhau. Và tất cả đều phải qua một quá trình có những giai đoạn mà ở đó, mẹ nên hiểu bé, cùng giúp bé làm quen, tập luyện dần dần. Chuyên mục Món ăn cho bé  tin rằng, với 4 mẹo ở trên, chắc chắn mẹ sẽ tập cho bé ăn cơm thành công rất dễ dàng.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI