Tăng động có phải là tự kỷ không, có dễ phân biệt không?

Tăng động có phải là tự kỷ không có lẽ là thắc mắc rất phổ biến của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Khi tình trạng tăng động và tự kỷ đang trở nên ngày càng phổ biến, thì bất kỳ biểu hiện lạ nào ở trẻ cũng có thể khiến cha mẹ lo sợ. Đôi khi, sự lo lắng làm cho cha mẹ trở nên quá nhạy cảm đến nỗi tự “chẩn đoán” cho con mình trước khi con được đánh giá một cách chuyên môn. Vậy thực tế thì tăng động có phải là tự kỷ không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé. 

banner ads
Trẻ đang chơi lá cây khô
Tăng động có phải là tự kỷ không là thắc mắc phổ biến của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Nguồn ảnh: Otsimo 

1. Tăng động có phải là tự kỷ không

1.1. Biểu hiện tăng động giúp trả lời câu hỏi tăng động có phải là tự kỷ không

Tăng động có phải là tự kỷ không là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ đặt ra và mong muốn có được câu trả lời.

Tăng động là khái niệm dùng để chỉ khả năng di chuyển cực độ không phù hợp với độ tuổi và trình độ phát triển của một đứa trẻ.

Những đứa trẻ bị tăng động thường có các biểu hiện sau:

  • Không thể ngồi yên một chỗ, đặc biệt là giữ trật tự và điềm tĩnh.
  • Liên tục trong trạng thái bồn chồn.
  • Không thể tập trung vào một nhiệm vụ nào đó.
  • Chuyển động thể lý quá mức.
  • Nói quá nhiều.
  • Không thể đợi đến lượt mình.
  • Hành động mà không suy nghĩ.
  • Cắt ngang một cuộc trò chuyện.
  • Ít hoặc không cảm thấy sự nguy hiểm.

Các biểu hiện trên khá giống với hội chứng tự kỷ nhưng không phải hội chứng tự kỷ. Trẻ em với một trong hai tình trạng này thường gặp khó khăn khi tập trung (dù rằng không phải trẻ bị tăng động nào cũng kèm theo bị giảm chú ý). Chúng có thể bốc đồng hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp. Cũng như trẻ gặp rắc rối với bài tập ở trường và các mối quan hệ.

Tuy có biểu hiện khá giống nhau, nhưng tăng động và tự kỷ là những tình trạng khác nhau. 

Trẻ đang tìm hiểu đồ vật
Không thể đợi đến lượt mình là một trong những biểu hiện của tăng động. Nguồn ảnh: Raising Children Network. 

1.2. Sự khác nhau giữa tình trạng tăng động và tự kỷ

Tăng động, hoặc giảm chú ý , hay cả hai là dạng rối loạn hành vi do sự bất thường ở cấu trúc và chức năng của não bộ, do sự mất cân bằng về mức độ dẫn truyền thần kinh trong não, hoặc những chất dẫn truyền này hoạt động không đúng chức năng. Đây cũng là tình trạng có thể xảy ra ở trẻ do di truyền với một cơ chế vô cùng phức tạp.

Trong khi đó, hội chứng tự kỷ là tình trạng khuyết tật về phát triển do bất thường ở não bộ, gây ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ, hành vi và tương tác xã hội của trẻ.

Một đứa trẻ hiếu động cũng rất có thể bị nhầm lẫn với tình trạng tăng động. Tuy nhiên, khi trẻ còn kiểm soát được những xung động và cảm xúc của mình, chú ý và phản ứng thích hợp ở trường và ở nhà, thì trẻ có thể chỉ là một cá nhân tràn đầy năng lượng chứ không phải bị tăng động. 

Tăng động và tự kỷ
Tăng động và tự kỷ là những tình trạng khác nhau. Ảnh Pixabay 

2. Tăng động và tự kỷ có mối liên hệ nào không?

Chúng ta đã trả lời được tăng động có phải là tự kỷ không, nhưng liệu có mối liên hệ nào giữa hai tình trạng này?

Trên thực tế thì không phải mọi trẻ bị tăng động đều bị tự kỷ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị tự kỷ lại có biểu hiện tăng động cùng với chứng giảm chú ý. Khả năng vận động quá mức cũng có thể được quan sát thấy ở trẻ tự kỷ vào khoảng hai tuổi. Ở những người mắc hội chứng tự kỷ, điều này có thể kéo dài làm cho việc kiểm soát tình hình trở nên khó khăn.

Sau một thời gian nhất định, tình trạng vận động quá mức ở trẻ tự kỷ có thể giảm dần. Và đôi khi chúng chỉ xảy ra trong những tình huống & ở những địa điểm nhất định.

Người ta cho rằng có mối liên hệ giữa chứng tăng động và tự kỷ. Nhưng điều này chưa có gì là chắc chắn. Nó vẫn đang được nghiên cứu thêm xem liệu có phải là một tình huống thuộc loại tự kỷ hay không. 

Liên hệ giữa tăng động và tự kỷ
Người ta cho rằng có mối liên hệ giữa tăng động và tự kỷ nhưng chưa có gì là chắc chắn. Nguồn ảnh: Internet 

3. Chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ giúp điều trị hiệu quả

Vì sao việc trả lời câu hỏi tăng động có phải là tự kỷ không lại quan trọng? Vì nó sẽ đóng vai trò quyết định trong việc điều trị cho trẻ.

Các liệu pháp trị liệu đối với chứng tự kỷ sẽ không phù hợp với chứng tăng động. Vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia cần đánh giá và chẩn đoán chính xác để áp dụng các phương pháp điều trị một cách thích hợp.

Tự kỷ là tình trạng mà một cá nhân sẽ bị ảnh hưởng suốt cuộc đời. Trong khi đó, nếu được điều trị đúng cách, khả năng tăng động có thể được cải thiện.

Hội chứng tự kỷ có thể được phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng tình trạng tăng động sẽ khó chẩn đoán hơn. Để đánh giá một đứa trẻ có bị tăng động hay không, bác sĩ cần dựa vào biểu hiện cụ thể của trẻ:

  • Các triệu chứng biểu hiện liên tục trong ít nhất 6 tháng.
  • Các triệu chứng bắt đầu trước tuổi 12.
  • Các triệu chứng được thể hiện ở ít nhất hai môi trường khác nhau. Ví dụ như cả ở trường và ở nhà nhằm loại trừ khả năng trẻ hành động để đối phó với cha mẹ hoặc thầy cô.
  • Các triệu chứng khiến trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày, trong học tập và giao tiếp xã hội.
  • Các triệu chứng không phải là một phần bột phát của quá trình phát triển hoặc một giai đoạn khó khăn nào đó và không được cải thiện tốt hơn bởi các điều kiện khác. 
Thuốc và biểu tượng tự kỷ
Việc phân biệt tình trạng tăng động và tự kỷ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều trị cho trẻ. Nguồn ảnh: The ASHA Leader 

Việc đánh giá tình trạng tăng động, giảm chú ý hay cả hai, phải trải qua quá trình khá phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, hợp tác của nhiều người và nhiều yếu tố trong các môi trường xung quanh trẻ.

Tăng động có phải là tự kỷ không hy vọng qua những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Chúng ta cần lưu ý rằng, mọi đứa trẻ đều khác nhau và phát triển với các tốc độ khác nhau. Là cha mẹ và người chăm sóc, bạn cần quan sát quá trình phát triển đó để nhận biết được bất cứ biểu hiện bất thường nào. Đối với các rối loạn gây ra bởi sự phát triển không bình thường của não bộ như hội chứng tự kỷ hay tăng động giảm chú ý, thì sự can thiệp sớm và điều trị đúng phương pháp là rất quan trọng. Nó sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng của mình và hòa nhập với cộng đồng một cách tốt hơn.

Theo Otsimo

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI